WTO ghi nhận đóng góp của Việt Nam cho hệ thống thương mại đa phương WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026 Xáo trộn giấc mơ tự do thương mại sau 30 năm của WTO |
Trong dự báo thương mại thường niên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho hay, sản lượng thương mại thế giới năm 2023 giảm 1,2%. Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu do giá năng lượng ở mức cao trong thời gian dài và lạm phát làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa.
Ngoài ra, WTO cảnh báo các cuộc xung đột khu vực, căng thẳng địa chính trị và bất ổn trong chính sách kinh tế có thể phủ bóng lên triển vọng thương mại toàn cầu.
Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhận định: “Chúng ta đang đạt được tiến bộ trong việc phục hồi thương mại toàn cầu. Điều bắt buộc là phải giảm thiểu rủi ro như xung đột địa chính trị và phân mảnh thương mại”.
WTO dự báo kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong 2 năm tới |
Theo nhà kinh tế trưởng của WTO, ông Ralph Ossa, thương mại toàn cầu năm 2023 giảm chủ yếu do hoạt động tại khu vực châu Âu thấp hơn kỳ vọng, giá năng lượng và lạm phát duy trì ở mức cao trong thời gian dài làm giảm nhu cầu hàng hóa sản xuất.
WTO không đưa ra dự báo cụ thể về sự phát triển của ngành dịch vụ nhưng vẫn cho rằng, ngành này sẽ tăng trưởng hơn nữa trong năm 2024, đặc biệt ở lĩnh vực du lịch và vận chuyển hành khách liên quan đến Thế vận hội Olympic 2024 ở Paris và các giải vô địch bóng đá châu Âu.
Đồng thời, WTO cũng tin tưởng thương mại hàng hóa toàn cầu đang bắt đầu hồi phục, một phần nhờ lạm phát đã chậm lại.
“Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 năm tới, ở mức 2,6% trong năm 2024 và 2,7% vào năm 2025. Sản lượng thương mại hàng hóa dự kiến tăng lần lượt 2,6% năm 2024 và 3,3% năm 2025”, WTO dự báo.
Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm trong năm thứ ba liên tiếp vào năm 2024.
Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của WB, nền kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2024 sẽ ghi nhận "kỷ lục nghiệt ngã" khi tốc độ tăng trưởng GDP nửa thập kỷ chậm nhất trong 30 năm.
WB tin rằng viễn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã giảm bớt, phần lớn là do sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, tổ chức này cảnh báo căng thẳng địa chính trị gia tăng, đặc biệt là do xung đột giữa Israel-Hamas và xung đột Nga-Ukraine, có nguy cơ khiến tăng trưởng kinh tế thậm chí còn yếu hơn.