WB: Kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, khởi đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực, với các chỉ số kinh tế quan trọng đều tăng mạnh.

Nhiều chỉ số kinh tế quan trọng đều tăng mạnh

Báo cáo của WB chỉ rõ, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, tuy với tốc độ chậm hơn và không đồng đều giữa các ngành. Tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp giảm xuống còn 2,4% so với cùng kỳ năm trước. WB cho rằng sự giảm tốc này chủ yếu do sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 5,0% so với tốc độ tăng 15,6% trong tháng 12/2021.

WB: Kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực
Sản xuất may mặc đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước

Trong khi đó, sản xuất các sản phẩm kim loại, may mặc và giày da đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo WB, hai xu hướng trái ngược trên chủ yếu được dẫn dắt bởi nhu cầu từ khu vực kinh tế đối ngoại do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này cũng thể hiện xu hướng tương tự.

Đồng thời, sự khác biệt về tình trạng thiếu hụt lao động trong từng ngành cũng có thể là yếu tố đóng góp vào hiện tượng trên. Cụ thể, đầu tháng 1/2022, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lao động trong các ngành may mặc và giày da đã đạt hoặc thậm chí vượt các mức trước đó một năm.

Theo WB, điều này có thể do việc tuyển dụng và đào tạo lao động trong ngành may mặc và giày da có thể dễ dàng hơn so với ngành sản xuất linh kiện điện tử, hoặc khủng hoảng có thể đã dẫn đến việc đẩy mạnh tự động hóa trong ngành sản xuất sản phẩm điện tử, làm giảm nhu cầu lao động.

Báo cáo cũng cho thấy, chỉ số PMI (quản lý thu mua) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng rõ rệt từ 52,5% trong tháng 12/2021 lên 53,7%, là mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, cho thấy điều kiện kinh doanh đã được cải thiện đáng kể.

Đáng chú ý, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng dương. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 tăng 6,7% so với tháng 12/2021 và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số này phục hồi nhờ nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với hàng hóa khi các hộ gia đình chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Doanh số bán lẻ hàng hóa, chiếm trên 80% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 7,0% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng 5,2% so với tháng trước, nhưng vẫn thấp hơn 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù xuất khẩu giảm tốc, tăng trưởng chậm lại nhưng cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư 1,4 tỷ USD. Tháng 1/2022, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa giảm tốc xuống 8,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu vẫn được duy trì vững chắc ở tốc độ 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và giải ngân vào Việt Nam cũng có khởi đầu vững chắc trong năm 2022. Việt Nam đã thu hút được 2,1 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 1/2022, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng trên có được nhờ các dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư lớn, đặc biệt trong ngành điện tử và hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) sôi động.

WB cũng ghi nhận, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1/2022 tăng 1,9% so cùng kỳ năm 2021, tương đương với tỷ lệ được ghi nhận hồi cuối năm trước. Giá tiêu dùng tăng chủ yếu do tăng giá năng lượng, đẩy chi phí nhóm nhà ở và giao thông tăng lên. Giá lương thực, thực phẩm vẫn tương đổi ổn định trong khi lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng có giá do Nhà nước quản lý) tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, tín dụng trong tháng 1 đã tăng trưởng nhanh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng trước Tết của các doanh nghiệp và hộ gia đình, khiến cho lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng tăng mạnh.

Cần theo dõi chặt chẽ

Mặc dù đã có tín hiệu tích cực, song WB khuyến nghị cần theo dõi các biện pháp y tế, như chương trình tiêm vắc-xin và “thông điệp 5K” cần được duy trì vì rủi ro bùng phát dịch với biến chủng Covid-19 mới ảnh hưởng đến kinh tế vẫn tồn tại, và Việt Nam đang mở cửa trở lại trường học cũng như có kế hoạch gỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với khách quốc tế để vực dậy ngành du lịch.

Trong tháng 1/2022, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023 đã được Chính phủ ban hành. Theo đó, các biện pháp tài khóa trong phạm vi ngân sách có tổng quy mô tương đương khoảng 4,5% GDP cũng được đánh giá lại. Chương trình tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và bổ sung thêm vốn đầu tư công. "Chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế mới có thể được nâng cao bằng cách bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo xã hội nhằm hỗ trợ người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch"- báo cáo của WB cũng khuyến nghị.

Ngoài ra, để đảm bảo chương trình có tác động đến nền kinh tế như kỳ vọng, WB cho rằng, công tác triển khai cần được theo dõi chặt chẽ. Quan điểm thận trọng với khu vực tài chính nên được duy trì, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng có khả năng đã tác động đến chất lượng danh mục của ngân hàng và có thể có tác động lan tỏa từ việc tăng lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dự kiến sẽ thực hiện.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng Nhà nước công bố 14 ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024

Ngân hàng Nhà nước công bố 14 ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024

Ngân hàng Nhà nước vừa phê duyệt 14 ngân hàng nằm trong nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.
Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 0,7%, tổng tài sản giảm 2,63%

Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 0,7%, tổng tài sản giảm 2,63%

Số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đến cuối tháng 1/2024, tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng nhẹ.
Techcombank năm thứ hai liên tiếp được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam

Techcombank năm thứ hai liên tiếp được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam

Techcombank năm thứ hai liên tiếp vinh dự được GPTW vinh danh “Nơi làm việc xuất sắc nhất” với kết quả khảo sát đạt tỉ lệ 94%, tăng 7% so với 2022.
SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của SeABank luôn có những người tận tâm gắn bó, nhiệt huyết đam mê, dành cả thanh xuân để cống hiến
Từ ngày 1/7, chính thức chi trả an sinh xã hội qua tài khoản

Từ ngày 1/7, chính thức chi trả an sinh xã hội qua tài khoản

Hiện việc chi trả an sinh xã hội qua tài khoản vẫn đang thí điểm tại một số địa phương, dự kiến sau ngày 1/7 sẽ chính thức triển khai nhân rộng trên toàn quốc.

Tin cùng chuyên mục

CUB Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân trên app

CUB Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân trên app

Ngân hàng CUB Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh vừa ra mắt ứng dụng di động CUB Vietnam để cung cấp sản phẩm vay tiêu dùng đến thị trường Việt Nam.
BAOVIET Bank nhận giải thưởng về mảng ngoại hối năm 2023

BAOVIET Bank nhận giải thưởng về mảng ngoại hối năm 2023

BAOVIET Bank nhận danh hiệu “Best Newcomer” cho mảng thị trường ngoại hối năm 2023, do Sở Giao dịch Chứng khoán London trao tặng dưới hứng kiến của NHNN.
Ngân hàng Việt có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp FDI

Ngân hàng Việt có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp FDI

Các ngân hàng Việt đã đầu tư nguồn lực, công nghệ, chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các doanh nghiệp này.
BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

Diễn đàn Tài trợ thương mại 2024, Ngân hàng BIDV đã đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Đề xuất quy định phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô

Đề xuất quy định phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tài chính vi mô.
Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính tiện ích trên môi trường số, MSB vừa ra mắt thêm nhiều tính năng mới trên ứng dụng MSB mBank.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ, trong đó có thẻ tín dụng.
Cổ đông ngân hàng nhận “cơn mưa” tiền mặt

Cổ đông ngân hàng nhận “cơn mưa” tiền mặt

Cổ đông các ngân hàng: Techcombank, MB, ACB, VIB, VPBank… dự kiến sẽ nhận “cơn mưa” cổ tức bằng tiền mặt lên đến 20% lợi nhuân ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 25/3/2024: Gửi bao nhiêu tiền để được hưởng lãi suất cao nhất 10%/năm?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 25/3/2024: Gửi bao nhiêu tiền để được hưởng lãi suất cao nhất 10%/năm?

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 25/3/2024, lãi suất tiết kiệm 25/3, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Cho phép tổ chức tín dụng mua “quay vòng” trái phiếu doanh nghiệp

Cho phép tổ chức tín dụng mua “quay vòng” trái phiếu doanh nghiệp

Theo dự thảo Thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bãi bỏ quy định cấm tổ chức tín dụng được mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong vòng 1 năm sau khi bán.
Phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng

Phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng

Từ 1/7 tới đây, chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay.
Tiền mặt đi đâu?

Tiền mặt đi đâu?

Tiền mặt đang dần “biến mất”. Biểu hiện rõ nhất là công nhân nhà máy in tiền thiếu việc.
F88 nằm trong top nơi làm việc xuất sắc năm 2024

F88 nằm trong top nơi làm việc xuất sắc năm 2024

Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 - chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 – được ghi nhận là nơi làm việc xuất sắc năm 2024.
Hàng trăm cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn tại VietinBank

Hàng trăm cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn tại VietinBank

Từ nay đến hết ngày 5/4/2024, VietinBank tuyển dụng tập trung hơn 500 chỉ tiêu trên toàn quốc đối với nhiều vị trí công việc.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/3/2024: Xuất hiện nhà băng ngược dòng tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/3/2024: Xuất hiện nhà băng ngược dòng tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/3/2024, lãi suất tiết kiệm 22/3, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
VAMC được phép bán nợ xấu thấp hơn nợ gốc của khoản vay

VAMC được phép bán nợ xấu thấp hơn nợ gốc của khoản vay

Theo dự thảo thông tư đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến, VAMC chỉ mua nợ theo giá thị trường và được phép bán nợ xấu thấp hơn dư nợ gốc của khoản vay.
Đề xuất nhiều quy định gỡ khó cho các công ty cho thuê tài chính

Đề xuất nhiều quy định gỡ khó cho các công ty cho thuê tài chính

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư quy định hoạt động cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng phi ngân hàng với nhiều điểm mới gỡ khó cho các tổ chức này.
BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

Ra mắt hệ thống BIDV Open API nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam và đưa dịch vụ của ngân hàng đến gần hơn nữa với khách hàng.
Kích cầu cho vay, các ngân hàng tung ưu đãi, lãi suất chỉ từ 3%

Kích cầu cho vay, các ngân hàng tung ưu đãi, lãi suất chỉ từ 3%

Để kích cầu cho vay, thời gian gần đây, cùng với việc công khai thông tin lãi vay bình quân, các ngân hàng đã tung ra nhiều gói vay ưu đãi thu hút khách hàng.
Moody

Moody's tiếp tục nâng triển vọng tín nhiệm cho ngân hàng Việt

Ngày 20/3, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã công bố xếp hạng tín nhiệm đối với Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) từ “tiêu cực” lên mức “ổn định”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động