Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ: Cần liên kết để phát triển hơn nữa

Nằm trong chương trình xây dựng Báo cáo Tổng kết nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”, sáng ngày 16/11, tại Lào Cai, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số cơ quan, đơn vị tổ chức Hội thảo khoa học: “Định hướng liên kết phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hội thảo được thực hiện trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 15 điểm cầu các địa phương trong vùng.

Tiềm năng lớn

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước, đóng vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái cho khu vực Bắc bộ. Đây cũng là vùng nhiều tài nguyên thiên nhiên và có đường biên giới dài...

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ: Cần liên kết để phát triển hơn nữa
Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW phát biểu tại hội thảo

Theo báo cáo từ các địa phương, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW, Kết luận 26-KL/TW của Bộ Chính trị; với sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt và tập trung nguồn lực đầu tư của Trung ương, cùng sự chủ động, nỗ lực cố gắng vươn lên của các địa phương trong vùng, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng.

Nghị quyết 37-NQ/TW và Kết luận 26-KL/TW đã đi vào cuộc sống và tạo ra một diện mạo mới cho các địa phương trong vùng, nhiều tiềm năng, lợi thế từng bước được khai thác hiệu quả; tăng trưởng GRDP của vùng qua các năm không ngừng được cải thiện, giai đoạn gần đây đạt mức tăng trưởng cao nhất cả nước và vượt mục tiêu đặt ra; chất lượng tăng trưởng được cải thiện chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; tỷ lệ hộ nghèo bình quân vùng giảm mạnh…

Các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh được hình thành và phát triển như cây ăn quả, trở thành vùng cây ăn quả lớn thứ 2 của cả nước (sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long); tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt trên 55%, cao hơn 1,3 lần bình quân chung cả nước; công nghiệp phát triển khá, nhiều công trình thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu... được xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác; dịch vụ được mở rộng và tăng trưởng khá, nhất là du lịch; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện, đường, trường, trạm... từng bước được cải thiện, nhất là hạ tầng giao thông. Một số tuyến đường cao tốc quan trọng như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên đã được xây dựng….

Tập trung tháo gỡ những “điểm nghẽn”

Phát biểu khai mạc hội thảo,ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội mà vùng đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng. Cụ thể: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa phát triển liên thông; kết nối chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất hàng hóa, dịch vụ và kết nối doanh nghiệp còn hạn chế, rời rạc; mô hình liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) - một trong những nhân tố quan trọng đem lại sức bật mới cho vùng, chưa phát triển mạnh; quy hoạch và kết nối về chính sách giữa các địa phương trong vùng còn thiếu đồng bộ…

Trên cơ sở đánh giá khách quan kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế trong liên kết phát triển vùng thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, các địa phương trong vùng cần có tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn và quy hoạch đồng bộ, cần hướng tới một tầm nhìn phát triển bền vững, bao trùm và hội nhập. Trong đổi mới thể chế liên kết vùng, phải có cơ chế phối hợp linh hoạt hơn; tháo gỡ những “điểm nghẽn”, tập trung đột phá vào hạ tầng giao thông và hạ tầng số...

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW - nhấn mạnh, hội thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm hoàn thiện Đề án và đề xuất Bộ Chính trị các chủ trương, định hướng mới cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ phù hợp với bối cảnh tình hình mới, đặc biệt là giải pháp nhằm tháo gỡ những nút thắt có tính vùng, liên vùng; đề xuất cơ chế chính sách nhằm khai thông và bổ sung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

Qua tham luận và ý kiến của đại biểu tham dự hội thảo đã làm rõ và cơ bản thống nhất: Sau gần 20 năm triển khai Nghị quyết, cùng sự quan tâm đặc biệt của Trung ương và chủ động vươn lên của cấp ủy, chính quyền, đồng bào các dân tộc trong vùng; kinh tế - xã hội vùng đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những “điểm nghẽn” trong liên kết phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, từ nhận thức đến hành động; từ cơ chế chính sách đến bố trí nguồn lực; từ trách nhiệm của hệ thống chính trị đến thực hiện của doanh nghiệp, người dân...

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ: Cần liên kết để phát triển hơn nữa
Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Lào Cai và Ngân hàng phát triển châu Á

Trên cơ sở các ý kiến, tại hội thảo đã đưa ra một số quan điểm, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm tăng cường liên kết phát triển vùng trung du và miền núi Bắc bộ thời gian tới, như: Cần thay đổi về nhận thức tư duy và hành động của cả hệ thống chính trị để liên kết vùng trở thành động lực của tăng trưởng; tập trung liên kết trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; liên kết về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đặc biệt là giao thông; liên kết trong đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hình thành các không gian kinh tế đặc thù về nông nghiệp, du lịch, kinh tế cửa khẩu, các hành lang kinh tế; xây dựng bộ dữ liệu chung cho vùng...

Hội thảo cũng đã làm rõ thêm các cơ hội phát triển của vùng, như sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ; đặc biệt cuộc Cách mạnh công nghiệp 4.0, các hiệp định thương mại tự do, xu thế kinh tế mới… ảnh hưởng lớn đến liên kết phát triển vùng.

Tại hội thảo, các bộ, ngành, địa phương đã thống nhất việc đề nghị Ban Chỉ đạo đề xuất Bộ Chính trị ban hành 1 Nghị quyết mới cho vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để tạo động lực cho toàn vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh các địa phương trong thời gian tới.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh niên Việt Nam yêu nước, đoàn kết, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Thanh niên Việt Nam yêu nước, đoàn kết, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 18/12, tại Hà Nội đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Chủ tịch nước Lương Cường: Quân đoàn 12 cần nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ

Chủ tịch nước Lương Cường: Quân đoàn 12 cần nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ

Thăm và làm việc với Quân đoàn 12 sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu đơn vị nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ.
Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào: Điểm sáng trong quan hệ song phương

Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào: Điểm sáng trong quan hệ song phương

Đại tướng Phan Văn Giang- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Thượng tướng Khamliang Outhakaysone- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
Ngành công nghiệp văn hóa: Chuyển biến mạnh từ chính sách đến thực tiễn

Ngành công nghiệp văn hóa: Chuyển biến mạnh từ chính sách đến thực tiễn

Sáng ngày 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sẵn sàng cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Sẵn sàng cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra.
Nhân sự 17/12: Ban Bí thư chỉ định nhân sự tỉnh Ninh Bình; tỉnh Quảng Bình có tân Chủ tịch UBND

Nhân sự 17/12: Ban Bí thư chỉ định nhân sự tỉnh Ninh Bình; tỉnh Quảng Bình có tân Chủ tịch UBND

Về thông tin nhân sự ngày 17/12, Ban Bí thư chỉ định Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình Đinh Việt Dũng tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.
Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024.
Thủ tướng: Sắp xếp tổ chức bộ máy cần quan tâm giữ chân cán bộ có năng lực

Thủ tướng: Sắp xếp tổ chức bộ máy cần quan tâm giữ chân cán bộ có năng lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc sắp xếp tổ chức bộ máy cần quan tâm giữ chân cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, phẩm chất, sức khoẻ.
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.
Hợp tác song phương Việt Nam - Lào phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực

Hợp tác song phương Việt Nam - Lào phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực

Hợp tác song phương Việt Nam - Lào phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư có nhiều khởi sắc.
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Belarus ngày càng củng cố và phát triển

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Belarus ngày càng củng cố và phát triển

Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng chứng kiến quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Belarus ngày càng được củng cố và phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 17/12/2024 về thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh phải góp phần mở rộng không gian phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh phải góp phần mở rộng không gian phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo ngoài bảo đảm an ninh, trật tự, phải tranh thủ tối đa thời cơ, biến thách thức thành cơ hội cho phát triển đất nước.
Đổi mới xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy ‘không quản được thì cấm

Đổi mới xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy ‘không quản được thì cấm'

Thực hiện nhiệm vụ năm 2025, ngành tư pháp được yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy 'không quản được thì cấm'.
Thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Belarus

Thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Belarus

Tại buổi hội đàm giữa 2 Bộ quốc phòng Việt Nam và Belarus, hai bên nhất trí triển khai các thỏa thuận hợp tác hiệu quả nhất, thúc đẩy mối quan hệ hai nước.
Không để tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí người tài

Không để tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí người tài

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi tiến hành sắp xếp lại bộ máy, nhân sự, "không để tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí người tài".
Gần 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Gần 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam diễn ra trong hai ngày 17 - 18/12 tại Hà Nội với sự tham gia của gần 1.000 đại biểu.
Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Cần khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường vào tháng 2/2025

Cần khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường vào tháng 2/2025

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng nhấn mạnh, cần khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường diễn ra vào tháng 2/2025.
Nhân sự 16/12: Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện công tác cán bộ

Nhân sự 16/12: Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 16/12, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trao quyết định công tác nhân sự ở huyện Bàu Bàng và huyện Phú Giáo.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả về điều hành lãi suất, tỷ giá

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả về điều hành lãi suất, tỷ giá

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Yamaguchi thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với các địa phương Việt Nam

Thủ tướng đề nghị tỉnh Yamaguchi thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với các địa phương Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) thúc đẩy hợp tác với Bình Dương và các địa phương khác của Việt Nam về kinh tế, thương mại, đầu tư.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười hai

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười hai

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị quân đội tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động