Vùng đồng bằng sông Hồng: Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập

Vùng Đồng bằng sông Hồng đặt mục tiêu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của hội nhập,cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu phát triển của vùng.
Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển khoa học và công nghệ Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết tạo sức bật cho du lịch phát triển Xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng: Đồng bộ các nguồn lực

Tạo việc làm cho gần 11,21 triệu người lao động

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vùng Đồng bằng sông Hồng có lực lượng lao động khá dồi dào với khoảng 11,44 triệu người, chiếm gần 23% tổng lực lượng lao động cả nước.

Vùng đồng bằng sông Hồng: Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập
Chất lượng lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng được cải thiện

Chất lượng lao động của vùng ngày càng được cải thiện với tỷ lệ lao động có bằng cấp/chứng chỉ của vùng đã tăng từ 21,3% năm 2011 lên gần 37% năm 2021, cao hơn đáng kể so với mức bình quân chung 26,1% của cả nước. Trong đó, thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh có chất lượng lao động cao nhất - tỷ lệ lao động có bằng cấp/chứng chỉ tương ứng là 50,27% và 42,07%.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước (cùng với Vùng Đông Nam Bộ), đã thu hút hơn 33,6% số dự án và 30,2% số vốn đầu tư nước ngoài hình thành hơn 360 cụm công nghiệp.

Theo đó, vùng đã tạo việc làm cho gần 11,21 triệu người lao động, chiếm 22,86% trong tổng số việc làm của cả nước. Cơ cấu lao động của vùng chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp hiện chỉ còn khoảng 13,55% (thấp hơn nhiều so với mức chung 29% của nước; tỷ lệ lao động làm công hưởng lương đạt 60,53%, cao hơn so với mức chung 52% của cả nước). Trong giai đoạn 2011-2021, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của vùng cũng luôn duy trì ở mức thấp dưới 3%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Cụ thể, chất lượng lao động của vùng mặc dù cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước song vẫn còn thấp so với yêu cầu của một vùng kinh tế phát triển khi mà vẫn còn gần 2/3 lực lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc không có bằng/chứng chỉ.

Việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao chưa được chú trọng. Đáng lưu ý, chất lượng lao động ở nông thôn, chất lượng lao động nữ cải thiện chậm và còn rất thấp, mới chỉ có 15,1% lực lượng lao động nông thôn qua đào tạo; 21,3% lực lượng lao động nữ qua đào tạo. Các bằng chứng này cho thấy các lỗ hổng trong chất lượng nguồn nhân lực mà các địa phương trong vùng phải giải quyết để tăng cường sức cạnh tranh và tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo.

Do tác động của già hóa dân số, tốc độ tăng của lực lượng lao động của vùng đã chậm lại, số lao động được tạo việc làm mới bắt đầu giảm thấp hơn so với giai đoạn trước, có nguy cơ thiếu lao động trong tương lai, đặc biệt là lao động có trình độ cao.

Bên cạnh đó, thị trường lao động của vùng tuy đã có bước phát triển nhưng chưa hoàn thiện, chất lượng việc làm còn thấp. Một bộ phận lớn người lao động có việc làm phi chính thức (57,1%) trong điều kiện lao động hạn chế, thu nhập bấp bênh; hơn 1/3 số lao động của vùng đang làm các công việc dễ bị tổn thương, bao gồm lao động tự làm và lao động hộ gia đình (nhóm lao động dễ bị tổn thương với đặc trưng là có công việc bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định, thời gian làm việc kéo dài, điều kiện làm việc không đảm bảo).

Trong khi đó, việc thực thi các chính sách, chương trình thị trường lao động còn hạn chế. Quỹ quốc gia về việc làm tập trung nhiều cho hộ gia đình vay vốn, ít hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm mới. Ở một số địa phương, việc thực hiện Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thực sự mang lại hiệu quả, chất lượng đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Hệ thống thông tin và dịch vụ việc làm chưa phát triển đến các vùng nông thôn. Nhiều địa phương chưa chú trọng đầu tư cho các trung tâm dịch vụ việc làm; tổ chức và hoạt động giới thiệu việc làm của các trung tâm chậm được đổi mới; mối liên kết, chia sẻ thông tin về thị trường lao động giữa các trung tâm trên cùng địa bàn hay giữa các địa phương trong vùng chưa tốt…

Đưa nhân lực trở thành nền tảng để phát triển bền vững

Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của vùng Đồng bằng sông Hồng về phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm đó là phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đưa nhân lực thực sự trở thành nền tảng và yếu tố quan trọng nhất để phát triển bền vững vùng.

Đồng thời, đảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, mọi người dân có việc làm, sinh kế, vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với mục tiêu của vùng phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045.

Trong đó, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025: Lao động có bằng cấp/chứng chỉ đạt 40-44% lực lượng lao động; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 30% lực lượng lao động; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 60%. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%; tỷ lệ việc làm phi chính thức dưới 40%; tỷ lệ lao động nông nghiệp dưới 10%.

Đến năm 2030: Lao động có bằng cấp/chứng chỉ đạt 45-50%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%; tỷ lệ việc làm phi chính thức dưới 25%; tỷ lệ lao động nông nghiệp dưới 7%.

Theo đó, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền và toàn thể người dân về phát triển nguồn nhân lực và giáo dục nghề nghiệp, khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; đánh giá, lựa chọn trường có năng lực trên địa bàn các tỉnh/thành phố của vùng để hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ theo quy định để đạt tiêu chí của trường chất lượng cao để hình thành những trung tâm đào tạo cấp vùng, quốc gia phục vụ cung ứng nguồn nhân lực cho cả nước nói chung cũng như vùng nói riêng.

Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của vùng. Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, 5 năm của từng địa phương với cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý, trong đó, chú trọng đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Tăng cường việc hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp (từ việc tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, tổ chức đào tạo lý thuyết và thực hành tại doanh nghiệp…) để nâng cao chất lượng đào tạo.

Mặt khác, tăng cường và nâng cao hiệu quả lồng ghép các mục tiêu tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm và phát triển việc làm bền vững… trong các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của vùng, bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động của các tỉnh, thành phố trong vùng với các địa phương trong cả nước. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động đồng bộ, hiện đại; tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm; đẩy mạnh giao dịch việc làm trực tuyến, chủ động cung ứng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, giải pháp tạo việc làm gắn với nâng cao chất lượng việc làm và thu nhập cho người lao động, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế; nâng cao tỷ trọng lao động trong khu vực chính thức, tập trung giải quyết việc làm cho lao động khu vực phi chính thức, đặc biệt là lao động nông nghiệp chuyển đổi ngành nghề; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số, lao động thuộc nhóm yếu thế.

Ngoài ra, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho người dân, nhất là người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn …; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động. Xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu về lao động, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác làm cơ sở hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phù hợp cho lao động nói chung.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm EPU năm 2024

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm EPU năm 2024

Với chủ đề "Ngày hội việc làm-Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024" của Trường Đại học Điện lực đã mang đến hơn 3.000 cơ hội việc làm cho các em sinh viên.
Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 6.000 vị trí việc làm sẽ được hơn 150 doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng trong chuỗi “Ngày hội việc làm - HUIT Talent Day 2024”.
Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự nở rộ của thị trường làm đẹp hiện nay đặt ra nhu cầu lớn về nguồn lực nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản.
Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

"Zombie công sở" là thuật ngữ mà Anphabe đưa ra nhằm mô tả nhóm người lao động: Đi làm nhưng không nỗ lực làm; không có ý định nghỉ việc.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Ngày hội việc làm thu hút hơn 3.000 lượt đăng ký và tham gia phỏng vấn tại 58 gian hàng tuyển dụng trực tiếp với 6.510 vị trí tuyển dụng đến từ 72 doanh nghiệp.
Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương tuyển dụng lao động ở các vị trí: Phóng viên, Chuyên viên Truyền thông, Chuyên viên, Kỹ thuật viên Công nghệ và nhân viên Lái xe.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ trực tiếp về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại 13 sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Thị trường lao động tiếp tục có những tín hiệu tích cực không chỉ ở trong nước mà số lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng gia tăng.
100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 ứng viên lãnh đạo trẻ xuất sắc nhất vượt qua 3 vòng tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ tham gia khóa đào tạo chính thức kéo dài 3 tháng trị giá 30 triệu đồng.
Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Theo nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định thời gian làm thêm đối với học sinh, sinh viên là cần thiết, tiệm cận thế giới, song cần sự linh hoạt, khả thi.
Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai trong thời gian qua vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất.
Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Quý I/2024, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 174,1 nghìn người (tương ứng tăng 0,34%) so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Quý I/2024, tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động, trong đó 5.918 lao động trong nước và đưa 230 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày 30/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã tổ chức ngày hội việc làm với hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên.
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông - châu Phi (Biển Đỏ).
Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Theo thông báo lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) chính thức người lao động được nghỉ lễ dịp này 1 ngày và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày, từ thứ Ba (ngày 30/4) đến hết thứ Tư (ngày 1/5). Theo đó, người lao động không được nghỉ bù.
Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động theo quy định được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học.
Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo.
Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Các nhà tuyển dụng nhận thấy mạng xã hội là những kênh hiệu quả để tiếp cận với một lượng lớn ứng viên tiềm năng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Để thu hút lao động, các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang tăng lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài.
Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học

Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học 'săn' kỹ sư

Hơn 30 doanh nghiệp lớn và uy tín, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự ngày hội việc làm của Trường Đại học Điện lực.
4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tính đến năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam đã tạo việc làm cho khoảng 4,15 triệu lao động trực tiếp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động