'Vua cá tra' Hùng Vương sa cơ: Từ 'tay chơi' M&A đình đám đến cảnh 'bán con' trả nợ

Tình cảnh của "Vua cá tra" Hùng Vương hôm nay đã để lại một bài học rất lớn, đó là việc sử dụng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng bừa bãi, thiếu thận trọng...
Mỹ là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam Cá tra Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế Mexico là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ ba của Việt Nam

Vài năm trước, khó ai ngờ rằng doanh nghiệp được mệnh danh là "Vua cá tra" của Việt Nam - Công ty Cổ phần Hùng Vương (UPCoM: HVG) lại có cái kết đượm buồn hôm nay.

Thành lập từ năm 2003 ở tỉnh Tiền Giang, Công ty Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu với số vốn điều lệ 32 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh thuận lợi tới nỗi đến năm 2007, doanh nghiệp đã liên tục hoàn tất những đợt đầu tư mới và mở rộng quy mô, vốn liếng không còn eo hẹp với 420 tỷ đồng, tức tăng gấp 13 lần chỉ sau 4 năm hoạt động.

'Vua cá tra' Hùng Vương sa cơ: Từ 'tay chơi' M&A đình đám đến cảnh 'bán con' trả nợ
Công ty Hùng Vương liên tiếp tăng trưởng bằng lần qua các năm, chính thức đạt đỉnh vào năm 2016 với 17.900 tỷ đồng doanh thu. Biệt danh "Vua cá tra" cũng từ đó được công chúng đặt cho Công ty Hùng Vương, sau loạt thành tích vang dội (Ảnh minh họa)

Công ty Hùng Vương nhanh chóng lớn mạnh, vượt qua các "ông lớn" trong ngành khác như Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) để trở thành đơn vị xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009.

Năm 2009, "thừa thắng xông lên", Công ty Hùng Vương đưa cổ phiếu niêm yết lên sàn HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh), 600 tỷ đồng vốn điều lệ quy đổi thành 60 triệu cổ phiếu lưu hành. Theo sóng thị trường, HVG trở thành "ngôi sao sáng" trong làng xuất khẩu thủy sản, thị giá có lúc "phá đỉnh" hơn 20.000 đồng/cổ phiếu.

Hoạt động kinh doanh của Công ty Hùng Vương được "bạch hóa" sau khi lên sàn. Những thành tích xuất sắc được thể hiện trước mắt nhà đầu tư, nếu như năm 2007 doanh thu của Công ty Hùng Vương chỉ ở mức hơn 1.500 tỷ đồng thì năm 2009 đã tăng gấp đôi lên gần 3.100 tỷ đồng.

Họ tiếp tục tăng trưởng bằng lần, chính thức đạt đỉnh vào năm 2016 với 17.900 tỷ đồng doanh thu. Biệt danh "Vua cá tra" cũng từ đó được công chúng đặt cho Công ty Hùng Vương, sau loạt thành tích vang dội.

Giai đoạn ăn nên làm ra này, Công ty Hùng Vương còn nổi tiếng với nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đình đám, giúp hoàn thiện quy trình hoạt động theo chuỗi cung ứng khép kín, từ nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản, nhắm đến mục tiêu trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này.

Tính đến 31/12/2016, quy mô Công ty Hùng Vương đã lên đến 27 công ty con và liên kết. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng không ngừng, tổng vay tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng lên tới hơn 8.600 tỷ đồng, trên tổng nguồn vốn 16.603 tỷ đồng, chưa tính tới nghĩa vụ phải trả người bán... đều tăng mạnh so với các năm trước.

Vậy nhưng, chính việc dùng đòn bẩy tài chính quá lớn, đầu tư sa đà đã khiến chi phí tài chính của Công ty Hùng Vương bị phình to và mất kiểm soát khi hoạt động kinh doanh chính không thuận lợi. Doanh nghiệp của đại gia Dương Ngọc Minh bắt đầu bộc lộ những khó khăn, áp lực chi phí tài chính tăng cao, lợi nhuận theo đó bị "ngốn" sạch. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ còn đạt chưa nổi 10 tỷ đồng, mặc dù năm ấy doanh thu đạt mức kỷ lục 17.884 tỷ đồng.

Trong báo cáo thường niên 2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Ngọc Minh đã thừa nhận về việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn gây nên khó khăn chồng chất cho Công ty Hùng Vương. Tuy nhiên, ông cũng "trách" đối tác ngân hàng đã không đồng hành trong việc đầu tư thực hiện các dự án, "ôm con bỏ chợ" trong những ngày tháng họ cần sử dụng vốn nhất.

Bi kịch bắt đầu từ năm 2017 trở đi, Công ty Hùng Vương chính thức rơi vào khủng hoảng, tình trạng kinh doanh thua lỗ, bị ngân hàng từ chối giãn nợ. Kết cục khó tránh, giai đoạn 2018 - 2019, doanh nghiệp phải liên tục bán đứt những công ty con, liên kết nhằm duy trì hoạt động. Đã có những đôi bàn tay chìa ra, hòng giải cứu "Vua cá tra" một thời, chẳng hạn như Thaco của ông Trần Bá Dương hồi năm 2020... nhưng đều không đạt kỳ vọng.

Đến tháng 8/2020, cổ phiếu HVG bị HOSE hủy niêm yết bắt buộc, chuyển xuống sàn UPCoM và phía Thaco cũng đã thoái sạch cổ phiếu sau gần một năm đầu tư. Tới nay, việc kinh doanh thua lỗ của Công ty Hùng Vương buộc cơ quan quản lý phải áp dụng mức xử lý theo quy định, từ đưa cổ phiếu HVG vào diện bị hạn chế giao dịch, sang trạng thái bị đình chỉ giao dịch từ ngày 15/12/2023, do công ty chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.

Các nhà đầu tư tháo chạy, khiến cổ phiếu HVG giờ đây chỉ còn 1.400 đồng/cp, tương đương 1 chiếc kẹo cao su. Tình cảnh của "Vua cá tra" Hùng Vương hôm nay đã để lại một bài học rất lớn cho các doanh nghiệp, đó là việc sử dụng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng một cách bừa bãi, thiếu kiểm soát, thiếu phương án chi trả thực tế. Việc có tiền 1 cách dễ dàng để thỏa mãn tham vọng, nếu không được kiểm soát tốt thì đây sẽ là một điểm khởi đầu cho một vết trượt dài.

Ánh Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Một năm qua, cổ phiếu CTC của Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên không xuất hiện bất cứ giao dịch nào và đang dừng ở mức giá 1.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Với trợ lực từ chính sách, giá mục tiêu của cổ phiếu HHV trong năm 2025 được kỳ vọng đạt 15.000 đồng/cổ phiếu, mở ra cơ hội đầu tư lớn cho nhà đầu tư.
Sang tuần, UPCoM đón thêm

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Điểm hạn chế của doanh nghiệp hóa chất 45 năm tuổi này khi tiến hành lên sàn chứng khoán là kết quả kinh doanh khá thiếu tích cực trong năm gần đây.
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Theo TS. Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng CIEM, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Đây là nội dung hội thảo “Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững" do Tổng cục Thuế và Báo Lao Động tổ chức chiều 18/12/2024, tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cấp cao vào Ban điều hành.

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

Tổng thống đắc cử Donald Trump và CEO Tập đoàn SoftBank Masayoshi Son đã công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ trong 4 năm tới.
F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội và F88 ký kết hợp tác toàn diện, hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học tại hơn 850 điểm giao dịch của F88.
Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt đã được vinh danh nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế tiên phong và sự phát triển mạnh mẽ trong ngành tài chính - chứng khoán.
Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là quyết sách chính trị lớn; tạo nguồn lực mới, 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế.
D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 - D2D đang tập trung tìm kiếm, kiến tạo các dự án triển vọng, cố xua tan sự ảm đạm, thiếu vắng triển vọng tăng trưởng.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng
Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần “cả hai cùng thắng”.
Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025, trong đó tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu.
Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng từ cổ đông sẽ được DIC Corp bơm vào 2 dự án trọng điểm là Khu phức hợp Cap Saint Jacques và Khu dân cư thương mại Vị Thanh.
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Một trong những giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, đây cũng là mục tiêu đã được Chính phủ thiết lập.
Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - Nam A Bank (mã HoSE – NAB) vừa được vinh danh top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024.
Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

2025 dự báo là một năm đầy thách thức với kinh tế thế giới, trong đó, có Việt Nam do diễn biến địa chính trị và thay đổi chính sách của một số quốc gia lớn.
Đón

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

"Game" rút vốn nhà nước của VNSteel tại VCA và TRT đang phả "sức nóng" lên thị trường chứng khoán. Giá trị hai mã này đã tăng rất mạnh trong các tuần qua.
Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4% và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á lên 4,7% trong năm 2024.
Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Chính phủ luôn có những động thái bảo vệ doanh nghiệp, người dân và chính sách cơ cấu nợ là điều mà cả doanh nghiệp, người dân và ngân hàng đều rất mong chờ.
Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày

Bộ Tài chính đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán, sửa đổi thời hạn tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán vào giao dịch từ 90 còn 30 ngày.
Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Theo Công ty CP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), ước tính có 5 ngân hàng đủ điều kiện được cấp hạn mức tín dụng (room tín dụng) bổ sung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động