Vụ việc Evergrande - không tác động nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam “đổi xanh sang đỏ” trong những ngày vừa qua được cho là ảnh hưởng khi thị trường chứng khoán châu Á có một phiên "đỏ lửa" vì tác động sự kiện Evergrande.

Được thành lập vào năm 1996 bởi Chủ tịch Hui ka Yan tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), Evergrande đã tăng tốc trong 2 thập kỷ qua để trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc với doanh thu 110 tỷ USD vào năm 2020. Vùng hoạt động của Evergrande trải dài 31 tỉnh với hơn 1.000 dự án. Evergrande niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông. Công ty này hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn về việc mất thanh khoản, tạo ra rủi ro không thể thanh toán các khoản nợ vay đến hạn. Cơ quan quản lý của Trung Quốc đã cảnh báo rằng khối nợ 305 tỷ USD của Evergrande có thể châm ngòi cho rủi ro quy mô lớn trên toàn hệ thống tài chính của nước này. Trong báo cáo tháng 8/2021, S&P Global Rating ước tính trong 12 tháng tới Evergrande sẽ phải trả nhà thầu 37 tỷ USD, trong đó gần 15,5 tỷ USD sẽ phải đáo hạn ngay trong năm nay.

Vụ việc Evergrande - không tác động nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Giá cổ phiếu của Evergrande lao dốc cũng làm thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm

Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 20/9, giá cổ phiếu của Evergrande đã lao dốc giảm 16,93%. Cổ phiếu của công ty con phụ trách quản lý tài sản của Evergrande cũng sụt 12,6%, công ty con về xe điện giảm gần 8%, công ty con Hengten cũng rớt 12%. Điều này đã kích hoạt nỗi lo về khả năng vỡ nợ của Evergrande và tạo ra một làn sóng giảm giá cổ phiếu hàng loạt. Kéo theo chỉ số chính tại thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh, như Hang Seng (-3,3%). Đà giảm tiếp tục ảnh hưởng lan sang thị trường các nước khác như Mỹ với Dow Jones đã chứng kiến sự giảm điểm vào lúc mạnh nhất là -2,8% nhưng đóng cửa đã phục hồi nhẹ còn giảm 1,78% trong ngày 20/9.

Cho đến ngày 21/9, đà giảm vẫn tiếp tục tại các thị trường Châu Á. Thị trường chứng khoán Nhật Bản với Nikkei giảm 2,2%, Indo (-0,26%), Việt Nam cũng giảm nhẹ (-0,79%)...

Theo đánh giá của các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam vụ việc Evergrande đang tạo ra hai mối lo ngại chính đó là lo lắng về rủi ro tạo ra một cú sốc nghiêm trọng tương tự như vụ phá sản của Lehman Brothers xảy ra cách đây 13 năm về trước và thứ hai là tâm lý lo ngại với một số công ty đang niêm yết tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh có phần tương đồng với Evergrande trong lĩnh vực bất động sản và xe điện.

Tuy nhiên, khi xét trong mối lo ngại thứ nhất cho thấy những khó khăn hiện nay của Evergrande đến từ việc chính phủ Trung Quốc đang chủ động “mạnh tay” hơn để lành mạnh hóa và hạ nhiệt một phần thị trường bất động tại quốc gia này. Các chuyên gia cho rằng tình huống hiện nay của Evergrande ít có khả năng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như trường hợp của Lehman Brothers, vốn đã làm kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Tình huống của Evergrande ở một quy mô nhỏ hơn, ít nghiêm trọng hơn, câu chuyện chủ yếu liên quan đến yếu tố thanh khoản của tập đoàn này và nhiều khả năng sẽ dẫn đến một sự can thiệp nhất định từ chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới để ngăn không tạo ra sự đổ vỡ.

Ở quan ngại thứ hai với những đánh giá bước đầu, việc so sánh Evergrande với một số DN có ngành nghề kinh doanh tương đồng tại Việt Nam là không thật sự phù hợp. Đơn cử, một trong những khác biệt có thể thấy rõ nhất (và cũng là vấn đề nghiêm trọng nhất của Evergrande) là tỷ lệ nợ vay của Evergrande ở một mức rất cao, cao hơn hẳn so với tất cả các DN bất động sản hiện nay tại Việt Nam.

Còn theo quan điểm cá nhân của ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc Đầu tư Công ty Chứng khoán Mirrae Assett cho rằng trong 5 năm lại đây giá nhà Trung Quốc hạ nhiệt và đặc biệt trong 2 năm qua khi Chính phủ Trung Quốc thi hành chiến lược giảm đòn bẩy cho nền kinh tế, nhu cầu nhà sụt giảm, doanh số bán của DN cũng sụt giảm theo. Khi đó Evergrande đã tìm kiếm tăng trưởng bằng đầu tư ngoài ngành như y tế, sức khỏe, xe điện, ngân hàng, bảo hiểm, giải trí, đội bóng... và mở rộng liên tục bằng vay nợ. DN đã tăng trưởng cũng như duy trì hệ thống bằng đầu tư tràn lan không kiểm soát. Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc khi thực thi chiến lược giảm đòn bẩy đã tính tới trường hợp như Evergande để DN cải tổ về quản trị, tránh đa ngành và giảm đòn bẩy rất rõ ràng.

Theo ông Lê Chí Phúc - Tổng giám đốc Quỹ SGI, vụ việc của Evergrande trên thực tế đã tạo ra một số dư chấn nhất định dành cho thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng trong những phiên giao dịch gần đây. Song sẽ không tạo ra ảnh hưởng quá nhiều, đặc biệt đến các nền kinh tế, bởi các chính phủ hiện nay có nhiều kinh nghiệm và công cụ ứng phó, không để rủi ro hệ thống xảy ra. Còn vấn đề cục bộ ở mỗi công ty, nếu bên nào yếu kém sẽ phải trả giá là hợp lý. Như vậy, nền kinh tế và các thị trường chứng khoán càng phát triển lành mạnh.

Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin mới nhất

Cổ phiếu thép và bất động sản hạ nhiệt, VN-Index giảm 1 điểm

Cổ phiếu thép và bất động sản hạ nhiệt, VN-Index giảm 1 điểm

Cổ phiếu bất động sản cũng hạ nhiệt với khá nhiều mã điều chỉnh đáng kể kéo chỉ số VN-Index giảm 1,1 điểm, tương đương 0,09%, xuống 1.242,46 điểm.
Cổ phiếu Philip Morris có khả năng nhận được cú hích lớn

Cổ phiếu Philip Morris có khả năng nhận được cú hích lớn

Philip Morris International (PM) đã khởi đầu năm 2024 không thuận lợi. Tuy nhiên, cổ phiếu có thể sẵn sàng phục hồi với báo cáo thu nhập quý IV vừa qua.
Thị trường có phiên “bùng nổ”, VN-Index tăng 25,5 điểm

Thị trường có phiên “bùng nổ”, VN-Index tăng 25,5 điểm

Nhóm cổ phiếu chứng khoán hôm nay “bùng nổ” kéo theo sóng tăng các nhóm ngành quan trọng như ngân hàng, bất động sản, sản xuất.
Lãnh đạo Công ty Thương mại Thủy sản nói gì khi cổ phiếu ICF liên tục tăng trần?

Lãnh đạo Công ty Thương mại Thủy sản nói gì khi cổ phiếu ICF liên tục tăng trần?

Lãnh đạo của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản đã lên tiếng về việc cổ phiếu ICF liên tiếp tăng kịch trần trong những phiên gần đây.
Thị trường phục hồi sau hai phiên lao dốc, VN-Index tăng gần 10 điểm

Thị trường phục hồi sau hai phiên lao dốc, VN-Index tăng gần 10 điểm

Chỉ số VN-Index hồi phục mạnh sau 2 phiên giảm mạnh trước đó. Cổ phiếu cao su gây sốt, riêng sàn HoSE ghi nhận tới 2 mã tăng kịch trần.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cổ phiếu chạm sàn, VN-Index giảm hơn 20 điểm

Nhiều cổ phiếu chạm sàn, VN-Index giảm hơn 20 điểm

Thị trường có lúc giảm tới hơn 40 điểm nhưng kết phiên, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm hơn 20 điểm, trong đó nhóm cổ phiếu bất động sản xanh hàng loạt.
Chứng khoán tuần từ 18-22/3: Thị trường tiếp tục giằng co trước khi có tín hiệu cụ thể?

Chứng khoán tuần từ 18-22/3: Thị trường tiếp tục giằng co trước khi có tín hiệu cụ thể?

Thị trường khả năng vẫn tiếp tục xu hướng giằng co trong vùng giá cao trước khi có tín hiệu cụ thể, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong tuần tới.
Thoát hiểm cuối phiên nhờ cổ phiếu Vingroup, VN-Index giảm nhẹ

Thoát hiểm cuối phiên nhờ cổ phiếu Vingroup, VN-Index giảm nhẹ

Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn khi áp lực bán bán từ nhóm cổ phiếu trụ là khá lớn, đặc biệt là các cổ phiếu họ nhà Vingroup.
Áp lực bán tháo kéo chỉ số VN-Index phiên đầu tuần giảm gần 12 điểm

Áp lực bán tháo kéo chỉ số VN-Index phiên đầu tuần giảm gần 12 điểm

Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản giảm sâu gây áp lực lớn lên thị trường chung. Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,86 điểm, (-0,95%), xuống 1.235,49 điểm.
“Ém” thông tin giao dịch với công ty con, Xây dựng Bình Dương bị phạt nặng

“Ém” thông tin giao dịch với công ty con, Xây dựng Bình Dương bị phạt nặng

Ngày 11/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết vừa xử phạt Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương 130 triệu đồng vì sai phạm công bố thông tin.
Chứng khoán tuần từ 11-15/3: Thị trường sớm phục hồi sau nhịp rung lắc mạnh?

Chứng khoán tuần từ 11-15/3: Thị trường sớm phục hồi sau nhịp rung lắc mạnh?

Các công ty chứng khoán đều tin rằng xu hướng tăng trung hạn của thị trường chưa bị phá vỡ. Đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn và mua vào cổ phiếu tốt.
Chỉ số VN-Index có thể vượt mốc 1.400 điểm trong năm 2024?

Chỉ số VN-Index có thể vượt mốc 1.400 điểm trong năm 2024?

Nếu kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tích cực hơn thì chỉ số VN-Index có thể vượt mốc 1.400 điểm.
Tuần qua, bình quân thanh khoản mỗi phiên giao dịch ở mức 30.000 tỷ đồng

Tuần qua, bình quân thanh khoản mỗi phiên giao dịch ở mức 30.000 tỷ đồng

Điểm nhấn thị trường tuần qua là thanh khoản gia tăng đột biến, giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt hơn 30.000 tỷ đồng mỗi phiên, tăng khoảng 16% so với tuần trước
Công ty cổ phần phát hành trái phiếu cần đáp ứng điều kiện gì?

Công ty cổ phần phát hành trái phiếu cần đáp ứng điều kiện gì?

Việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện về trình tự, thủ tục phát hành theo quy định của pháp luật.
Vì sao thị trường chứng khoán "lao dốc" trong phiên giao dịch ngày 8/3?

Vì sao thị trường chứng khoán "lao dốc" trong phiên giao dịch ngày 8/3?

Trong phiên giao dịch hôm nay (8/3), thị trường chứng khoán đã chứng kiến phiên “xả hàng” với thanh khoản 36 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ đầu năm 2024.
Cổ phiếu ngân hàng “rực lửa”, VN-Index giảm tới 21 điểm

Cổ phiếu ngân hàng “rực lửa”, VN-Index giảm tới 21 điểm

Chứng khoán trong nước ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm khi áp lực của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn thị trường.
Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm chứng khoán, VN-Index tăng gần 6 điểm

Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm chứng khoán, VN-Index tăng gần 6 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước đã có thể lấy lại được đà tăng trong phiên hôm nay nhờ sự tỏa sáng đúng lúc của một số nhóm cổ phiếu.
113.175 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 2/2024

113.175 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 2/2024

Tháng 2/2024, nhà đầu tư trong nước mở mới 113.175 tài khoản chứng khoán. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của cá nhân trong nước tăng 113.097 tài khoản
Nâng hạng để đưa thị trường chứng khoán Việt Nam tiệm cận với thế giới

Nâng hạng để đưa thị trường chứng khoán Việt Nam tiệm cận với thế giới

2025 là mốc thời gian để thị trường chứng khoán Việt Nam nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, đúng ở tuổi 25.
Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thông tin về sự cố chiều 6/3/2024

Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thông tin về sự cố chiều 6/3/2024

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vừa có thông tin về sự cố kết nối trong phiên giao dịch chiều nay 6/3.
Lỗi kết nối trên sàn HoSE, VN-Index giảm hơn 7 điểm

Lỗi kết nối trên sàn HoSE, VN-Index giảm hơn 7 điểm

Diễn biến giao dịch phiên chiều rất chậm do lỗi kết nối của sàn HoSE, lệnh đặt mới không được xác nhận, lệnh cũ không thể hủy sửa khiến cổ phiếu bị đóng băng.
Công nghệ tài chính và tài chính xanh là xu hướng hiện nay

Công nghệ tài chính và tài chính xanh là xu hướng hiện nay

Tại Hội nghị của IOSCO, đại diện các quốc gia đều cho rằng công nghệ tài chính và tài chính xanh, tài chính bền vững đang là xu thế hiện nay.
Chứng khoán nghẽn lệnh, nhà đầu tư hoang mang

Chứng khoán nghẽn lệnh, nhà đầu tư hoang mang

Đầu phiên chiều 06/03, nhiều nhà đầu tư phản ánh không thể gửi lệnh giao dịch chứng khoán, còn các công ty chứng khoán thông báo hệ thống gặp gián đoạn,...
Cổ phiếu bán lẻ tăng trần, VN-Index tiến sát mốc 1.270 điểm

Cổ phiếu bán lẻ tăng trần, VN-Index tiến sát mốc 1.270 điểm

Liên tiếp các nhịp chốt lời, điều chỉnh trong phiên hôm nay và kết quả là dòng tiền bắt đáy quá mạnh cuối cùng vẫn đảo ngược chiều giá thành công.
Tháng 2/2024: SHB, NVL, HPG lọt Top cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất

Tháng 2/2024: SHB, NVL, HPG lọt Top cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất

Trong tháng 2/2024, SHB, NVL, HPG là 3 cổ phiếu được nhà đầu tư giao dịch nhiều nhất trên sàn chứng khoán.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động