Thứ tư 30/04/2025 05:03

Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Được phụ huynh góp 28 tỷ đồng vẫn không thể duy trì hoạt động

Tính đến 8/4, mặc dù được các phụ huynh góp hơn 28 tỷ đồng, Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vẫn thiếu hụt tài chính nghiêm trọng không thể duy trì hoạt động.

Ngày 9/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã có thư ngỏ gửi đến phụ huynh học sinh Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN). Trong thư, sở này cho biết, từ ngày 1/4 đến nay, 748 phụ huynh đã đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho AISVN để duy trì hoạt động đến cuối năm 2023-2024.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa mới gửi thư ngỏ tới phụ huynh trường AISVN.

Tính đến 15h ngày 8/4, tổng số tiền phụ huynh đóng góp là hơn 28,4 tỷ đồng. Sau khi trả lương, bảo hiểm cho giáo viên, nhân viên, số dư hiện tại là hơn 9,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, với 9,5 tỷ đồng còn lại, Sở Giáo dục và Đào tạo ước tính AISVN không thể duy trì hoạt động giảng dạy trực tiếp cho học sinh đến cuối năm học này. Do đó, sở đã tiếp xúc với đại diện của 748 phụ huynh và tiếp nhận đề xuất tổ chức dạy học trực tiếp cho những học sinh đã đóng góp, đồng thời dạy online cho những học sinh chưa đóng góp.

"Chúng tôi vẫn ưu tiên cho giải pháp học sinh được đến trường, học tập và sinh hoạt trực tiếp với thầy cô, bạn bè. Vì thế, chúng tôi rất mong phụ huynh cùng chung tay đồng hành, đồng thuận và đóng góp hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động giáo dục để việc học của trẻ trong những tháng cuối năm học 2023-2024 không bị gián đoạn", Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục kêu gọi phụ huynh đóng góp trong thư ngỏ.

Tính tới ngày 8/4, phụ huynh đã góp 28 tỷ đồng cho Trường AISVN.

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu nhà đầu tư và Hiệu trưởng Trường AISVN thực hiện xác nhận kinh phí do phụ huynh đóng góp hỗ trợ duy trì hoạt động giáo dục của nhà trường cho đến cuối năm học 2023 - 2024, cam kết hoàn trả sau khi thực hiện tái cấu trúc Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ.

Tính tới ngày 8/4, đã có 11 học sinh thực hiện hồ sơ chuyển trường, hiện AISVN chỉ còn 1.109 học sinh. Nếu tính theo từng cấp học, số trẻ tiểu học đến trường là 352/432 em với 45/49 giáo viên nước ngoài và 12/14 giáo viên Việt Nam. Còn với bậc trung học, trường còn 589/677 học sinh tới lớp. Tổng số giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam lần lượt là 65/75 và 12/13 người.

Được biết, trước đó, một số phụ huynh Trường AISVN đã phản ánh với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh liên quan đến các khoản chi phí đóng góp của 1 nhóm phụ huynh (khoảng 680 phụ huynh) từ khoảng đầu tháng 4 đã đóng góp để hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức dạy học trở lại.

Nhóm phụ huynh này đề nghị nhà trường tách riêng những em học sinh có phụ huynh đã đóng thêm tiền được học trực tiếp, các học sinh của nhóm phụ huynh không đóng tiền thì học online. Lý do là các em học sinh này có những hành động tiêu cực (không đóng tiền nhưng vẫn được đi học), gây ảnh hưởng tâm lý với những học sinh khác.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm

Tin cùng chuyên mục

Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Tuyển sinh đại học 2025: Một mùa tuyển sinh, hai nỗi lo