Vụ phát ngôn vạ miệng của Hoa hậu Ý Nhi: Hậu quả “lạm phát” các cuộc thi sắc đẹp?

Làn sóng "tẩy chay" Hoa hậu Ý Nhi chưa có dấu hiệu lắng xuống vì các phát ngôn vạ miệng. Đến lúc cần siết chặt các cuộc thi sắc đẹp đang có xu hướng "lạm phát".
Huỳnh Trần Ý Nhi đăng quang Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Nhìn lại Top 3 Miss World Vietnam 2023 - Hoa hậu Thế giới Việt Nam

Chỉ sau mấy ngày đăng quang, Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Huỳnh Trần Ý Nhi đã khiến dư luận “dậy sóng” với các chia sẻ về chuyện cá nhân đến so sánh bản thân với người đồng trang lứa rằng khi bạn bè chỉ dành thời gian để ngủ, để chơi, để uống trà sữa thì cô đã tham dự cuộc thi hoa hậu.

Lùm xùm về những phát ngôn vạ miệng chưa lắng, Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi tiếp tục gặp “họa” khi trả lời phỏng vấn. Trước câu hỏi: Hãy kể tên ba người nổi tiếng quê ở Bình Định”, Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 cho biết: “Em, nhà thơ Hàn Mặc Tử và vua Quang Trung”. Câu trả lời của Ý Nhi lập tức làm bùng nổ chỉ trích từ cư dân mạng.

Nhiều người cho rằng việc Ý Nhi tự cho mình là người nổi tiếng dù chỉ mới đăng quang cách đây không lâu, thậm chí là kể tên trước cả vua Quang Trung là việc làm thiếu khiêm tốn, thiếu tôn trọng đối với những nhân vật huyền thoại trong lịch sử nước nhà. Thậm chí Tiến sĩ văn học Đoàn Hương khi nghe Ý Nhi so sánh bản thân với Hàn Mặc Tử, vua Quang Trung, bà cho rằng không thể tha thứ được.

Thêm vào đó, việc cô cho rằng nhà thơ Hàn Mặc Tử quê ở Bình Định cũng khiến nhiều người ngán ngẩm vì sai kiến thức cơ bản. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 - 1940), ông sinh ra tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình nhưng lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Vụ phát ngôn vạ miệng của Hoa hậu Ý Nhi: Hậu quả “lạm phát” các cuộc thi sắc đẹp?

Các diễn đàn hội nhóm trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các lời kêu gọi tẩy chay Huỳnh Trần Ý Nhi, đòi Ban tổ chức Miss World Vietnam 2023 tước vương miện của người đẹp, hủy bỏ suất đi thi Miss World 2024. Trước sự giận dữ của công chúng buộc "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung và Hoa hậu Ý Nhi phải lên tiếng xin lỗi hai lần. Tuy nhiên, làn sóng "tẩy chay" người đẹp hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.

Trước Ý Nhi, nhiều nàng hậu của Việt Nam cũng đã bị chỉ trích dữ dội vì các phát ngôn thiếu cẩn trọng. Như, "không thích đàn ông ki bo" của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên; Hoa hậu Đại dương 2017 Lê Âu Ngân Anh khi bị chê nhan sắc đã tự tin trả lời báo chí: "Tôi đăng quang xứng đáng, không trả lại vương miện", "Tôi nổi trội cả về trí tuệ lẫn hình thể", "Tôi tự tin về chiều cao tốt, sắc vóc tốt, hình thể đẹp, gương mặt xinh”, “Tôi nghĩ sau độn mũi rồi tháo ra thì vẫn là mũi tự nhiên", "Tôi đã sửa mũi nhưng môi là tự nhiên”... Hay Hoa hậu Đoàn Thiên Ân cũng từng có phát ngôn gây tranh cãi khi bị loại khỏi đấu trường quốc tế Miss Grand International rằng: "Tôi không tệ đến mức bị loại khỏi Top 10".

Về phản ứng gay gắt của dư luận đối với phát ngôn của Hoa hậu Ý Nhi, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, giáo dục của Quốc hội chia sẻ với Báo Công Thương rằng đây là quyền tự do ngôn luận của cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, theo ông với một cách nhìn chung, các cuộc thi hoa hậu và hoạt động của các hoa hậu nên đồng hành một cách có trách nhiệm xã hội. Các thí sinh và những người đoạt giải hoa hậu nên sử dụng vai trò và tầm ảnh hưởng của mình để lan tỏa các thông điệp tích cực, xây dựng và mang lại lợi ích cho cộng đồng. “Để đạt được điều này, các cuộc thi hoa hậu và các hoa hậu cần nên được trang bị đầy đủ kiến thức về văn hóa, xã hội, các vấn đề toàn cầu để có thể phát biểu một cách thấu đáo và đúng đắn”- PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, họ cần sử dụng sức mạnh của truyền thông để phổ biến các thông điệp tích cực đối với xã hội. Họ có thể tận dụng các mạng xã hội, phương tiện truyền thông và các hoạt động từ thiện để lan tỏa thông điệp của mình. Hoa hậu nên thu hút sự chú ý và hỗ trợ các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, môi trường và cuộc sống của những người gặp khó khăn.

Mặt khác, họ nên được tạo cơ hội để gặp gỡ và làm việc với các cộng đồng, nghe và hiểu nhu cầu của người dân để có thể đóng góp một cách tốt nhất cho xã hội. Với các hoạt động và phát ngôn như vậy, cuộc thi hoa hậu và các hoa hậu có thể xứng đáng với danh hiệu và đóng góp tích cực cho xã hội.

Hơn thế, từ những phát ngôn gây sốc của các người đẹp bước ra từ các cuộc thi nhan sắc, theo PSG.TS. Bùi Hoài Sơn, việc tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, trong đó có các cuộc thi người đẹp là vì nhiều mục đích khác nhau.

Đó có thể là mục đích chính trị để quảng bá hình ảnh, uy tín của địa phương, có thể vì văn hóa để huy động sự quan tâm của người dân đến những giá trị văn hóa được tích hợp trong sự kiện, có thể là lý do kinh tế như phát triển du lịch, thu hút đầu tư... Các cuộc thi sắc đẹp, vì thế, có thể đưa ra những lý do thuyết phục khác nhau để được phép tổ chức.

Tuy nhiên, theo đánh giá của PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, bên cạnh một số cuộc thi sắc đẹp nghiêm túc, có tác động thực sự theo nghĩa tích cực, thì đa phần các cuộc thi sắc đẹp nở rộ khá "vô bổ", bị chi phối bởi lợi ích kinh doanh và không hoàn toàn bởi việc tôn vinh vẻ đẹp hình thể và tri thức của phụ nữ. Điều này sẽ rất tai hại khi các cuộc thi được tổ chức lan tràn, vô hình chung ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc thi nghiêm túc và hình ảnh đẹp đẽ của người phụ nữ. Vì thế, mới có dư luận về việc tổ chức thi người đẹp để phục vụ “đại gia”, mua bán giải hay nhiều thông tin tiêu cực khác khiến cho chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về các cuộc thi sắc đẹp.

"Các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương cân nhắc kỹ lưỡng việc tổ chức, cấp phép tổ chức các cuộc thi hoa hậu; các cơ quan truyền thông cân nhắc trong việc tuyên truyền cho các cuộc thi; xử phạt nghiêm các sai phạm trong tổ chức thi sắc đẹp"- PGS.TS Bùi Hoài Sơn kiến nghị.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hoa hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương

Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương

Sở Công Thương tỉnh Gia Lai trao tặng 5 nhà tình thương cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa).
Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Lần đầu tiên một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội khẳng định thêm quyết tâm hành động vì không gian mạng lành mạnh của Việt Nam.
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Hệ lụy khôn lường từ việc

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong sẽ để lại những hệ lụy khôn lường, gây hoang mang tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, ứng xử của học sinh.
Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…
Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động