Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại Dubai - UAE: Cần thận trọng trong giao thương quốc tế

Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại Dubai - UAE một lần nữa cho thấy doanh nghiệp phải thực sự cẩn trọng trong giao thương quốc tế.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thông tin về 5 lô hàng nông sản bị nghi lừa đảo tại Dubai – UAE Bộ Công Thương vào cuộc vụ nghi bị lừa đảo trong xuất khẩu điều nhân tại UAE

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại Dubai - UAE: Cần thận trọng trong giao thương quốc tế
Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương

Thưa ông, theo phản ánh của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, vừa qua đã có 5 lô hàng nông sản và gia vị xuất khẩu sang thị trường Dubai – UAE nghi bị lừa đảo. Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam gặp phải tình trạng này. Vậy ông chia sẻ gì về những rủi ro của doanh nghiệp Việt trong giao thương quốc tế hiện nay?

Phải khẳng định rằng thương mại quốc tế càng phát triển thì các rủi ro liên quan đến thương mại càng nhiều, như rủi ro bị lừa đảo, rủi ro trong thanh toán… Thực tế, trong những năm gần đây, những vụ lừa đảo quốc tế không hiếm và đã lan rộng ra khắp khắp nơi. Nếu như trước đây, các vụ lừa đảo chỉ diễn ra nhiều ở khu vực châu Phi, Trung Đông thì nay đã lan ra cả các thị trường lớn và truyền thống như EU. Trong đó câu chuyện 100 container điều bị lừa ở thị trường Italia năm ngoái là minh chứng.

Các vụ lừa đảo hầu như đều xuất phát từ việc doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ hoặc quá tin tưởng vào đối tác. Trong khi đó, nhiều đối tượng nước ngoài có sự lừa đảo khá tinh vi, khiến doanh nghiệp dễ dàng tin tưởng, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn, ít đơn hàng như hiện nay.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa có được mối quan hệ mật thiết với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để nhờ họ cung cấp thông tin về các đối tác. Do đó rủi ro là rất lớn.

Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại Dubai - UAE: Cần thận trọng trong giao thương quốc tế
5 lô hàng nông sản và gia vị xuất khẩu sang thị trường Dubai – UAE nghi bị lừa đảo

Các doanh nghiệp luôn được khuyến cáo là chú trọng khâu thanh toán quốc tế, nên bảo lãnh qua ngân hàng. Nhưng vụ việc 5 lô hàng nông sản và gia vị xuất khẩu sang thị trường Dubai – UAE nghi bị lừa đảo vừa qua cho thấy dù doanh nghiệp đã chọn một phương thức thanh toán qua ngân hàng là Nhờ thu hộ D/P (tức là bộ chứng từ xuất khẩu sẽ được ngân hàng người bán giao tới ngân hàng người mua, sau đó người mua tới ngân hàng người mua thanh toán tiền), song vẫn gặp rủi ro. Vậy ông có lời khuyên gì với doanh nghiệp trong trường hợp này?

Vẫn phải nói rằng việc lừa đảo trong giao thương hiện nay ngày càng tinh vi. Trong bối cảnh công nghệ đang phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo ngày càng có bước phát triển mới, doanh nghiệp lại càng dễ vướng phải rủi ro, không chỉ ngoài nước mà cả trong nước, không chỉ giao thương mà cả trong cả cuộc sống hàng ngày.

Trong bối cảnh này, để đảm bảo loại trừ 100% rủi ro là không thể. Do đó, doanh nghiệp chỉ có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ chính mình.

Bên cạnh đó, tạo mối quan hệ mật thiết với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để có được thông tin về các bạn hàng đáng tin cậy, đặc biệt là ở các thị trường quá xa mà doanh nghiệp ít tiếp xúc. Khi xuất khẩu hàng hóa đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay lại càng cần thận trọng khi có các đơn hàng mới.

Ngoài ra, lựa chọn các phương thức thanh toán thông qua các ngân hàng vì tạm thời, đây vẫn là phương án ít rủi ro nhất.

Ông có chia sẻ gì về vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phòng chống tối đa các rủi ro trong giao thương hiện nay?

Từ vụ việc 100 container điều bị lừa đảo ở Italia năm ngoái, có thể thấy vai trò của các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài là vô cùng quan trọng. Khi có vụ việc xảy ra, các đại diện thương mại đã đến tận nơi, hỗ trợ điều tra và giúp các doanh nghiệp lấy lại các container hàng bị mất.

Hiện nay, Việt Nam đã có đại diện thương mại ở rất nhiều thị trường, là kênh thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài còn nhiều khó khăn như nhân sự thiếu, kinh phí hạn chế… Trong khi lượng công việc rất nhiều, từ cung cấp thông tin đến xúc tiến thương mại, rồi hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp…

Do đó, một mặt, tôi cho rằng các Hiệp hội, doanh nghiệp cần tích cực tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để có được thông tin về các bạn hàng ở nước ngoài. Mặt khác, nhà nước cũng cần có thêm cơ chế hỗ trợ cho các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài để nâng cao năng lực hơn nữa, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia nằm trong Top đầu về thương mại quốc tế. Do đó, rủi ro trong giao thương quốc tế cũng rất nhiều. Nếu như xảy ra các vụ việc lừa đảo thương mại quốc tế thì sẽ không chỉ cần vai trò của các cơ quan đại diện thương mại hay Bộ Công Thương trợ giúp mà cần tổng hòa sự vào cuộc của các Bộ ngành khác như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để chung tay hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Xin cảm ơn ông!

Mới đây, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (PVA) có thông báo gửi các doanh nghiệp thông tin về vụ việc nghi bị lừa đảo trong xuất khẩu điều nhâ, hồ tiêu sang Dubai thuộc các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc và báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại UAE, Bộ Công Thương đã có Công hàm số 1465/AP-TACP ngày 21/7/2023 gửi Đại sứ quán UAE tại Hà Nội đề nghị Đại sứ quán thông báo với các cơ quan có thẩm quyền liên quan xem xét và xử lý vụ việc.

Thương vụ Việt Nam tại UAE cho biết, đã nhận được công văn trình báo của một số doanh nghiệp Việt Nam với cùng nội dung, cùng tố cáo một đơn vị nhập khẩu tại UAE và cùng ngân hàng nhờ thu tại Dubai lừa ký hợp đồng mua quế, tiêu và điều.

Ngay sau khi nhận được công văn trình báo của các doanh nghiệp, Thương vụ đã có Công hàm gửi Bộ Ngoại giao UAE, Cảnh sát Dubai, Ngân hàng Trung ương UAE và một số ngân hàng cũng như hãng tàu có liên quan.

Thương vụ cũng tiến hành làm việc với một số đơn vị như chi nhánh ngân hàng có liên quan tại Dubai; cảnh sát Dubai và nộp hồ sơ trình báo về vụ việc; hãng tàu và cơ quan chức năng của cảng Jebel Ali.

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiệp định UKVFTA sẽ tạo thêm những động lực mới để các nhà đầu tư Anh đến Việt Nam

Hiệp định UKVFTA sẽ tạo thêm những động lực mới để các nhà đầu tư Anh đến Việt Nam

Ngoài tác động tích cực đến hoạt động thương mại, Hiệp định UKVFTA sẽ tạo thêm những động lực mới để các nhà đầu tư Anh đến Việt Nam.
PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công có khả năng làm khó cho bộ máy, người thực thi, vì vẫn còn có cách hiểu khác nhau.
Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, quyết liệt xông lên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng: Chuyển đổi số là câu chuyện về chiến lược, tư duy mới

CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng: Chuyển đổi số là câu chuyện về chiến lược, tư duy mới

Trong cuộc đua số hoá, việc thích ứng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp nhập cuộc nhanh với xu hướng phát triển chung toàn cầu.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng!

Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng!

Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng và ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách phòng vệ thương mại tạo động lực cho ngành mía đường phát triển

Chính sách phòng vệ thương mại tạo động lực cho ngành mía đường phát triển

Hiện nay, công cụ phòng vệ thương mại đang phát huy rất tốt hiệu quả trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành mía đường trong nước.
Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Đến nay, các doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã có cơ hội cọ xát với các vụ kiện phòng vệ thương mại nên phản ứng nhanh và kịp thời hơn.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Phải có hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế, khi đó, tính công khai minh bạch của thị trường sẽ được rõ ràng, Nghị định 80/2023/NĐ-CP sẽ thực thi hiệu quả.
Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Ngành nhôm đang đối diện với nhiều vụ điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, vì thế cần sự chủ động ứng phó nhằm tránh các thiệt hại.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Theo chuyên gia, Nghị định 80 được kỳ vọng vừa giúp tăng tính pháp chế, tăng chế tài hành chính vừa làm tăng cơ chế thị trường, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Để ứng phó hiệu quả hơn với các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, doanh nghiệp sẽ là chủ thể chính, chủ động ngăn chặn từ sớm.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83, 95 về kinh doanh xăng dầu là bước tiến mới quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu
Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Để thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiệu quả, Việt Nam cần phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực về FTA một cách bài bản, kịp thời.
Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam tại Thuỵ Điển là cơ hội quảng bá, giúp hàng hóa Việt Nam tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Điển và khu vực Bắc Âu.
Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đi đầu trong việc phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung cầu để tận dụng EVFTA
Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng hàng Việt đã khẳng định được 4 điểm sáng ở thị trường này.
Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Để hoạt động kích cầu tiêu dùng được đẩy mạnh, hiệu quả và thiết thực hơn, cần có những giải pháp mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng để đem lại sức mua lớn hơn.
Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp đã chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu nông sản vừa qua.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Để bị áp thuế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới mất uy tín về thương hiệu, thị phần tại thị trường.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại hàng Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Phát triển hàng hoá theo các tiêu chuẩn xanh và bền vững theo cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại EU.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động