Vốn hóa sàn HOSE “bốc hơi” 1,15 triệu tỷ đồng trong quý II/2022

Thị trường chứng khoán vừa khép lại nửa đầu năm 2022 nhiều sóng gió khi VN-Index giảm hơn 20% và vốn hóa sàn HOSE đã mất hơn 1,15 triệu tỷ đồng.

Vốn hóa sàn HOSE “bốc hơi” hơn 1,15 triệu tỷ đồng chỉ trong quý II

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố dữ liệu thống kê giao dịch trên thị trường chứng khoán trong tháng 6 và quý II/2022.

Theo dữ liệu công bố, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.197,60 điểm, giảm 7,36% so với tháng 5, tương ứng giảm 20,07% so với cuối năm 2021; VNAllshare đạt 1.202,51 điểm, giảm 8,36% so với tháng 05, tương ứng giảm 22,98% so với cuối năm 2021; VN30 đạt 1.248,92 điểm, giảm 6,28% so với tháng trước, tương ứng giảm 18,67% so với cuối năm 2021.

Vốn hóa sàn HOSE “bốc hơi” 1,15 triệu tỷ đồng trong quý II/2022

Tính đến hết ngày 30/6, trên HOSE có 546 mã chứng khoán niêm yết; trong đó gồm 403 mã cổ phiếu, 2 mã chứng chỉ quỹ đóng, 9 mã chứng chỉ quỹ ETF, 128 mã chứng quyền có bảo đảm và 4 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 130 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết trên HOSE đạt hơn 4,75 triệu tỷ đồng, giảm 7,18% so với tháng trước, đạt khoảng 56,65% GDP năm 2021 (GDP theo giá hiện hành).

Với mức sụt giảm mạnh như trên, vốn hóa sàn HoSE đã mất hơn 1,15 triệu tỷ đồng chỉ trong quý II này. Cuối tháng 3/2022, giá trị vốn hóa niêm yết trên HOSE ghi nhận đạt hơn 5,9 triệu tỷ đồng, đạt khoảng 70,3% GDP năm 2021 (GDP theo giá hiện hành).

Đến hết tháng 6/2022, trên HOSE có 42 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD; trong đó, có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) và Tập đoàn Vingroup (VIC).

Chuyên gia vẫn kỳ vọng thị trường trong dài hạn

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt có mức giảm sâu, tuy nhiên trong phân tích mới đây ông Michael Kokalari, CFA - Chuyên gia Kinh tế trưởng của Tập đoàn VinaCapital đánh giá rằng, chỉ số VN-Index hiện có dấu hiệu suy giảm cùng với thị trường chứng khoán toàn cầu, nhưng nền kinh tế đất nước vẫn đang trong tình trạng vững mạnh, chủ yếu do tiêu dùng nội địa - chiếm 2/3 GDP của Việt Nam - đang bùng nổ. Do đó, thị trường có đồng thuận rằng kỳ vọng EPS của VN-Index sẽ tăng trưởng gần 20% trong năm nay, theo Bloomberg. Vì thế, VinaCapital kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ một khi Fed nới lỏng việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, điều tương tự không thể xảy ra đối với tất cả những nền kinh tế mới nổi khác, đặc biệt là các quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai và các khoản nợ bằng USD khổng lồ.

Theo phân tích của ông Michael Kokalari, các giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu trong quá khứ đã ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam - bao gồm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự kiện “Taper Tantrum” của Fed vào năm 2013 và sự kiện đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá vào năm 2015. Tuy nhiên VinaCapital và các tổ chức khác đã quan sát thấy một số cơ sở sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng cường đáng kể khả năng chống chịu đối với sự leo thang của căng thẳng kinh tế toàn cầu hiện nay.

Ví dụ, Fed Dallas đã công bố nghiên cứu phân tích các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời kỳ “Taper Tantrum” năm 2013, và kết luận rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi và thị trường cận biên chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed vào thời điểm đó là những đất nước có quá ít dự trữ ngoại hối và/hoặc có quá nhiều khoản nợ bằng USD. Việt Nam hiện có gần 100 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối, phù hợp với mức khuyến nghị của IMF, và nợ bằng ngoại tệ của Việt Nam đang ở mức dưới 40%/GDP, và khoảng một nửa trong số đó về cơ bản là các khoản vay “mềm” từ các nhà cho vay siêu quốc gia (ví dụ: Ngân hàng Thế giới) với các điều khoản ưu đãi.

Hơn nữa, vào cuối năm 2021, tạp chí Economist và các tạp chí khác đã công bố bảng xếp hạng các nền kinh tế thị trường mới nổi/cận biên sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất khi Fed tăng lãi suất và thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening) trong năm nay. Việt Nam được xếp hạng là quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất do mức dư nợ khiêm tốn, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định (bao gồm cả mức lạm phát), và có tài khoản vãng lai liên tục đạt mức thặng dư.

Những dự đoán nêu trên của tạp chí Economist đối với Việt Nam trong quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ hiện tại của Fed đã được chứng minh bằng các diễn biến kinh tế ở Việt Nam trong năm nay. Tiền đồng mất giá chưa đến 2% so với đầu năm, so với mức giảm 5% của đồng Nhân dân tệ, và lạm phát ở Việt Nam vẫn đang ở mức khiêm tốn - trái ngược hoàn toàn với hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Cuối cùng, sự cải thiện trong khả năng chống chịu của Việt Nam trước các cơn bão kinh tế toàn cầu là kết quả của các chính sách đã được thực hiện trong suốt thập kỷ qua sau quyết định được đưa ra ở các cấp cao nhất của Chính phủ Việt Nam vào khoảng năm 2011. Vào thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách đã thay đổi cách tiếp cận trong việc quản lý nền kinh tế Việt Nam, chuyển từ ngầm chấp thuận tăng trưởng GDP thiếu kiểm soát, sang cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Các quyết định chính sách xuất phát từ sự thay đổi mang tính chiến lược đó bao gồm nhiều chính sách an toàn vĩ mô, kiểm soát cho vay tín dụng thiếu cẩn trọng của các ngân hàng thương mại trong nước, và nỗ lực gia tăng mức dự trữ ngoại hối của quốc gia.

Các đợt tăng lãi suất mạnh của Fed đã làm trầm trọng hơn tình trạng kinh tế trên thế giới vốn đã trong trạng thái căng thẳng do chiến tranh Nga-Ukraine và sự kiện Trung Quốc đóng cửa do COVID và đã đè nặng lên thị trường chứng khoán toàn cầu, bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng chống chọi với các cú sốc kinh tế toàn cầu của Việt Nam đã tốt hơn nhiều so với trước đây, phần lớn là do các chính sách đúng đắn của Chính phủ nhằm cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định kinh tế.

“Khả năng chống chịu này, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng thu nhập cao của Việt Nam sẽ thúc đẩy chỉ số VN-Index tăng đáng kể nếu-và-khi Fed từ bỏ việc tăng lãi suất”- ông Michael Kokalari đúc kết.

Thậm chí, vị chuyên gia này còn kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của hai quỹ mở cổ phiếu Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam (VESAF) và Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF) của VinaCapital sẽ tiếp tục vượt chỉ số tham chiếu VN-Index, điều mà các quỹ này đến nay đã và đang đạt được - vượt chỉ số VN-Index bởi 13 điểm % so với đầu năm, tính đến ngày 23/6/2022.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin mới nhất

'Kiến trúc sư' trái phiếu Trần Sơn Hải và bản thiết kế mới tại Ba Huân

Được ví như "kiến trúc sư" cho hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu liên quan ORS, ông Trần Sơn Hải sau thời gian im ắng, đang trở lại với cuộc chơi hấp dẫn.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu

Chứng khoán thế giới đồng loạt lao dốc khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố giữ nguyên các mức thuế nhập khẩu.
VN-Index bay hơi gần 87 điểm, hàng trăm cổ phiếu lao dốc

VN-Index bay hơi gần 87 điểm, hàng trăm cổ phiếu lao dốc

Phiên giao dịch "đen tối" ngày 3/4, VN-Index giảm gần 87 điểm, nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo khiến hàng trăm cổ phiếu đồng loạt đỏ sàn.
Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Trước những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sự nổi lên của các nhà thuốc online..., Traphaco quyết xóa sổ hệ thống 25 chi nhánh cấp hai đã quá "lạc hậu".
Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh 'trên mây', DIC Corp lại đặt... cho vui?

Sau những năm 2023 - 2024 liên tục đặt ra mục tiêu "trên mây" và kết quả thực hiện thì lại "dưới đất", DIC Corp đang một lần nữa khiến nhà đầu tư hoài nghi...

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là nhiệm vụ quan trọng.
Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Sau chuỗi phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán đang hé mở khả năng hồi phục kỹ thuật. Dòng tiền thông minh có thể sớm nhập cuộc.
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

Công tác nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam được triển khai tích cực, được các tổ chức xếp hạng, tổ chức quốc tế đánh giá cao.
VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của VietinBank Securities cho thấy nền tảng tài chính vững chắc, tỷ lệ an toàn vượt xa yêu cầu và lợi nhuận duy trì ổn định
Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Vài năm trở lại đây, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, tạo nên sự thay đổi lớn trong lĩnh vực tài chính nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng.
Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Trước vụ việc hai cá nhân bị xử phạt vì có hành vi thao túng cổ phiếu PDR, Phát Đạt đã chính thức lên tiếng, khẳng định không có bất cứ sự liên quan nào.
Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm đã có hành vi thao túng cổ phiếu PDR của Phát Đạt giai đoạn tháng 8 - 12/2022, gây xôn xao dư luận.
Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

Tiếp đà giảm của phiên sáng nay, cổ phiếu TPBank hiện mở hàng phiên chiều 20/3 là 15.250 đồng/cổ phiếu.

'Giải mã' thị trường chứng khoán bằng 6 giải pháp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang tập trung triển khai đồng bộ 6 giải pháp trọng tâm nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025.
Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng chú trọng bảo vệ mình khỏi nguy cơ suy giảm tín dụng khi công ty phát hành bị thâu tóm.
Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng và bất động sản sẽ là động lực chính thúc đẩy lợi nhuận thị trường chứng khoán năm 2025, đóng góp 58,5% và 10,7% vào tổng lợi nhuận thị trường.
Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Tháng 3/2025, thị trường sẽ chờ đợi thông tin tích cực về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ FTSE khi Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index

Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index 'dọn đường' lên 1.400 điểm!

VN-Index rung lắc tại 1.300 điểm nhưng vẫn giữ xu hướng tăng. Dòng tiền sôi động, triển vọng tích cực, kỳ vọng chạm mốc 1.400 điểm vào cuối năm 2025.
Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Thị trường chứng khoán châu Á dao động trong tuần qua khi mối lo ngại về thuế quan sắp tới vẫn lơ lửng, trong khi bitcoin tăng mạnh.
Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh

Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh

Quay trở lại phiên giao dịch đầu tuần, các cổ phiếu có liên quan đến Bamboo Capital bị nhà đầu tư ‘bán tháo’ cực mạnh sau khi ông Nguyễn Hồ Nam và loạt lãnh đạo
Bước đường kinh doanh của nhà sáng lập Bamboo Capital trước khi bị khởi tố

Bước đường kinh doanh của nhà sáng lập Bamboo Capital trước khi bị khởi tố

Trước khi thành lập Bamboo Capital, ông Nguyễn Hồ Nam từng nhiều năm làm lãnh đạo doanh nghiệp lớn, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính.
Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng từ chính sách mới

Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng từ chính sách mới

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội bứt phá, nhiều chính sách tăng trưởng mới như miễn thị thực cho một số quốc gia…
Cổ đông của MSB trả trước hạn 1,2 tỷ đồng trái phiếu

Cổ đông của MSB trả trước hạn 1,2 tỷ đồng trái phiếu

Năm 2011, Công ty TNL đem gần 10 triệu cổ phiếu MSB thế chấp cho phía VPBank. Tháng 10/2024, TNL vẫn nắm giữ 1,08% cổ phần, tương đương 28 triệu cổ phiếu MSB.
Vì sao cổ phiếu

Vì sao cổ phiếu 'quốc dân' ngành thép HPG khớp lệnh 'khủng'?

Mã cổ phiếu HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát được giao dịch tổng gần 74 triệu cổ phiếu trong ngày 24/2/2025.
Cổ phiếu châu Âu sau bầu cử Đức như thế nào?

Cổ phiếu châu Âu sau bầu cử Đức như thế nào?

Cổ phiếu châu Âu ổn định vào thứ Hai (17/2) khi cuộc bầu cử tại Đức không mang đến bất ngờ lớn, trong khi hợp đồng tương lai Phố Wall tăng nhẹ.
Mobile VerionPhiên bản di động