Vĩnh Phúc: Tăng trưởng kinh tế đạt 9,54%, cao nhất trong 5 năm

Nhờ phát huy hiệu quả nội lực, tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2022 đạt 9,54%, vượt mục tiêu đề ra và đạt cao nhất trong 5 năm vừa qua.

Vĩnh Phúc tìm kiếm cơ hội hút nguồn vốn đầu tư chất lượng từ Singapore Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Nơi gặp gỡ, giao thoa của đất trời

Kinh tế khởi sắc nhờ đổi mới trong chỉ đạo, điều hành

Đầu năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 8-9,5%. Đây được đánh giá là mục tiêu vô cùng thách thức với địa phương trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả nước và địa phương. Theo đó, để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến công tác chỉ đạo, đổi mới trong điều hành, đánh giá cán bộ, và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm phát huy cao nhất nguồn nội lực địa phương, tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế.

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng kinh tế bứt phá nhờ phát huy hiệu quả nội lực
Tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 đạt 9,54%, tức là cao hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm từ 8-9,5%

Kết qủa, kết thúc năm 2022, tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, theo số liệu từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 9,54%, tức là cao hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm (8-9,5%), cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (8,02%) và là mức tăng trưởng cao nhất địa phương đạt được trong vòng 5 năm qua.

Theo ông Lê Duy Thành – Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Với kết quả trên, Vĩnh Phúc nằm trong Top các tỉnh có chất lượng tăng trưởng ổn định và cao của cả nước; cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực, đúng định hướng. GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 9/63 tỉnh, thành trên cả nước. Cùng với đó, thu ngân sách trên địa bàn trong năm 2022 vượt mốc 40.000 tỷ đồng, đạt mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Thu hút đầu tư nước ngoài cũng là một điểm sáng của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2022, sau 2 năm, địa phương đã thu hút được 1,6 tỷ USD, gần đạt mục tiêu của cả nhiệm kỳ với mục tiêu thu hút từ 2-2,5 tỷ USD.

Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế tích cực như trên, năm 2022 tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến phát huy hiệu quả nội lực thông qua những việc làm cụ thể như đổi mới phương thức lãnh đạo. Theo đó, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 44 cơ chế, chính sách, các cơ chế chính sách này chủ yếu tập trung vào thúc đẩy nâng cao đời sống, thu nhập và phúc lợi cho nhân dân. Cùng với đó, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, phân công phân quyền, giao nguồn lực, gắn trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Cụ thể, tỉnh đã thực hiện giao việc và đánh giá cán bộ bằng sản phẩm với 43 người đứng đầu các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; các sở, ban ngành… tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm và mang lại hiệu quả cao.

Nhằm phát huy cao nhất nội lực của địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chú trọng việc tập trung giải quyết những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt là tháo gỡ nút thắt về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn, dự án trọng điểm, nhằm tạo thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Với những nỗ lực đó, cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã thực chất đi vào chiều sâu, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố; chỉ số Par Index xếp thứ 5/63; chuyển đổi số xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố...

Nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy hiệu quả nội lực, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP của địa phương. Thể hiện qua những con số cụ thể như nhìn từ cơ cấu thuế, nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chiếm đến 80%. Năm 2022, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá so sánh năm 2010 ước tăng khoảng 15,5%, riêng ngành chế biến, chế tạo ước tăng 15,6% so với năm 2021. Một số sản phẩm chủ lực của tỉnh tăng mạnh so với năm 2021, đặc biệt là doanh thu linh kiện điện tử tăng 24,36%; xe máy các loại tăng 11,02%… Cùng với đó, “rất nhiều tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn trong 5 năm, thậm chí 10 năm qua đã được giải quyết trong năm 2022”, ông Lê Duy Thành cho biết thêm.

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng kinh tế bứt phá nhờ phát huy hiệu quả nội lực
Năm 2022, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc ước tăng khoảng 15,5%, riêng ngành chế biến, chế tạo ước tăng 15,6% so với năm trước

Tháo gỡ “điểm nghẽn”, hoàn thành mục tiêu 2023

Từ kết quả đạt được của năm 2022, tỉnh UBND tỉnh Vĩnh Phúc xác định mục tiêu cho năm 2023 với tăng trưởng GRDP theo giá so sánh năm 2010 tăng từ 8,0-9,5%; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 30-35% GRDP theo giá hiện hành. Tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 32.398 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 27.398 tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 400 triệu USD và đầu tư trong nước là 5.000 tỷ đồng…

Để đạt được những mục tiêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, địa phương sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu qủa các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Tỉnh uỷ và Hội đồng Nhân dân tỉnh.

Đặc biệt, theo ông Lê Duy Thành, tỉnh sẽ tập trung xử lý các vướng mắc, tháo gỡ các điểm nghẽn trong tất cả các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các tồn tại, hạn chế đã được các đoàn kiểm tra, giám sát của Trung ương, của tỉnh chỉ ra. Bám sát tình hình kinh tế trong và ngoài nước để kịp thời điều hành dự toán ngân sách tỉnh cho phù hợp năm 2023.

Năm 2023, tỉnh cũng sẽ triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, chuẩn bị sẵn các điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, thu hút các dự án công nghệ cao. Cùng với đó, cụ thể hoá để tổ chức triển khai Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, quyết tâm để giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2023.

Để thực hiện giải ngân 100% vốn đầu tư công, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung giải quyết vấn đề định giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, khoanh vùng khai thác đất đáp ứng nguồn vật liệu thi công san lấp mặt bằng. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước…

Nhằm tạo nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc bên cạnh tiếp tục triển khai các Đề án tạo đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách phát triển đội ngũ tri thức và thu hút trọng dụng nhân tài... tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hoá công vụ, xử lý ngăn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, hướng đến xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp vào kinh tế địa phương.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Năm 2025 tỉnh Hòa Bình sẽ kiên quyết xử lý những cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cán bộ thực thi công vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Trong đợt chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025, Đồng Tháp ghi nhận có 9/12 địa phương tích cực tham gia, với tổng diện tích chuyển đổi hàng nghìn ha đất.
Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

TP. Cần Thơ dự kiến hỗ trợ 5,35 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.
Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng thông qua 66 dự án, tập trung vào các lĩnh vực như chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm...

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Trong mùa mưa lũ năm 2024, Thủy điện A Vương tham gia các đợt cắt đỉnh lũ hiệu quả, không để nước lũ về làm ngập vùng hạ du.
Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động