Thứ ba 13/05/2025 09:05

Vĩnh Phúc: Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 8/5, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc thông tin, vừa tạm giữ hơn 1.000 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu của Hộ kinh doanh Nguyễn Thu Hằng trên địa bàn.

Cụ thể, ngày 7/5, Đội Quản lý thị trường số 5 đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc), Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh do bà Nguyễn Thu Hằng, sinh năm 1971 làm đại diện hộ kinh doanh.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa tại cơ sở. (Ảnh: QLTT Vĩnh Phúc)

Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh Nguyễn Thu Hằng hoạt động kinh doanh tại hai địa điểm kinh doanh gồm Cửa hàng Lynh Lynh Dương Mỹ Phẩm chính hãng (địa chỉ số 128 đường Tôn Đức Thắng, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và địa điểm Cửa hàng Lynh Lynh Dương (số 15, đường Nguyễn An Ninh, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Tại hai địa kiểm kinh doanh trên Hộ kinh doanh Nguyễn Thu Hằng đang kinh doanh, bày bán hàng hóa là Mỹ phẩm các loại.

Tổng số hàng hóa 1.038 đơn vị sản phẩm các loại, gồm: 111 hộp kem đánh răng nhãn hiệu MEDIAN DELTA.IQ; 36 hộp kem đánh răng nhãn hiệu White&White; 66 lọ dung dịch vệ sinh nhãn hiệu INTIMA loại 200ml; 58 chai dầu gội đầu nhãn hiệu TRESemmé loại 370ml; 32 chai sữa tắm nhãn hiệu ON THE BODY loại 875ml; 30 tuýp sữa rửa mặt nhãn hiệu INNISFREE loại 150g; 42 hộp tẩy da chết nhãn hiệu DOVE loại 225ml;

90 hộp xà bông tắm nhãn hiệu Kao White loại 130g; 400 túi mặt lạ nhau thai nhãn hiệu RWINE Beauty; 71 hộp son nhãn hiệu BBIA; 82 hộp son nhãn hiệu BLACK ROUGE; 6 chai sữa tắm nhãn hiệu Bettina Barty loại 500ml; 6 tuýp sữa rửa mặt nhãn hiệu Kosé Softymo loại 150g; 8 chai nước tẩy trang nhãn hiệu GARNIER SKINACTIVE loại 400ml)...

Các sản phẩm trên đều do nước ngoài sản xuất như: Made in MALAYSIA, Made in POLAND, Made in KOREA, Made in JAPAN, Made in SLOVAKIA, Made in THAILAND, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Bà Nguyễn Thu Hằng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Tổng trị giá hàng hóa trên là gần 40 triệu đồng.

Đội Quản lý thị trường số 5 đã lập Biên bản vi phạm hành chính, đồng thời tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên, hoàn thiện hồ sơ vụ việc trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xem xét, ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Vân An
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua biên giới gia tăng

Chiến dịch 'làm sạch' thị trường sữa, dược phẩm tại Thanh Hóa

Thủ đoạn mới cất giấu ma túy qua tuyến hàng không

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình