Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Cao Bằng giảm tới 20%? Đắk Nông: Dư địa để phát triển ngành công nghiệp hiện còn rất lớn |
Theo số liệu vừa được Cục Thống kê Vĩnh Phúc công bố, tháng 2/2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc ổn định. Mặc dù tháng 2/2024 là tháng có kỳ nghỉ Tết cổ truyền dài ngày, sản lượng sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp đều giảm đáng kể so với tháng trước nhưng vẫn duy trì đà tăng so cùng kỳ năm 2023. IIP tháng 2/2024 giảm 21,28% so với tháng trước và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023 2,17%.
Theo số liệu vừa được Cục Thống kê Vĩnh Phúc công bố, tháng 2/2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc ổn định. Ảnh minh hoạ |
Một số ngành công nghiệp có chỉ số tăng, giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái, điển hình ngành khai khoáng giảm 53,95% so với tháng trước và giảm 36,42% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 21,39% và tăng 2,36%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí giảm 15,42% và giảm 7,44%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,34% và giảm 14,73%.
Trong các ngành công nghiệp chủ lực, ngành sản xuất linh kiện điện tử giảm 16,79% so với tháng trước nhưng tăng 13,82% so cùng kỳ; 2 ngành sản xuất ô tô và xe máy giảm mạnh so với tháng trước với mức giảm lần lượt là 20,03% và 26,47% và giảm so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 19,14% và 15,41%. Sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 50,67% so tháng trước và giảm 49,04% so cùng kỳ; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 29,68% so với tháng trước và giảm 1,57% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính 2 tháng đầu năm 2024, IIP toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 16,16% so với cùng kỳ, trong khi 2 tháng đầu năm 2023 giảm 8,66% so cùng kỳ năm 2022.