Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL Thủ tướng: Tận dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để phát triển Vĩnh Long toàn diện |
Tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Long xác định tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, đi đôi với phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến.
Căn cứ để Vĩnh Long xác định ngành công nghiệp ưu tiên là dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương.
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển các lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản. Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, kinh tế thủy sản là một trong những mũi đợt phá của tỉnh, với diện tích nuôi trồng khoảng 2.197ha, sản lượng thủy sản nuôi tròng và khai thác (chủ yếu là cá tra) đạt trên 150.000 tấn/năm. Chăn nuôi gia súc (chủ yếu là gà, bò và lợn) với số lượng hàng năm trên 11 triệu con.
Trong tương lai, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại và khai thác thế mạnh về nuôi thủy sản phục vụ cho chế biến xuất khẩu là lĩnh vực ưu tiên trong định hướng phát triển của tỉnh.
Bên cạnh tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản, thực phẩm, trong dài hạn, Vĩnh Long cũng ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đối với các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dung tiết kiệm tài nguyên đất, nước.
Hiện Vĩnh Long đã xây dựng phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp của địa phương. Theo đó, Vĩnh Long, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại những vị trí thuận lợi, kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng hàng hóa; bảo đảm các điều kiện hạ tầng điện, nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải và hạn chế tối đa sử dụng đất trồng lúa.
Đến năm 2030, khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Vĩnh Long sẽ có: 5 khu công nghiệp (thành lập mới 3 khu công nghiệp tại thị xã Bình Minh, các huyện: Bình Tân, Mang Thít. Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú khi được bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất của cấp có thẩm quyền) và 9 cụm công nghiệp (thành lập mới 8 cụm công nghiệp tại thị xã Bình Minh, các huyện: Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Tân và Trà Ôn).