Thứ năm 15/05/2025 17:28

Vinalines hy vọng thu về 215 triệu USD từ IPO và bán cổ phần

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) có kế hoạch thu về tổng cộng gần 4,900 tỷ đồng (214,8 triệu USD) từ việc bán 34.8% vốn trong 2 đợt IPO và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sắp tới, theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh- Quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết.

Vinalines sẽ bán 20% vốn trong đợt IPO và 14,8% vốn cho nhà đầu tư chiến lược qua hình thức chào bán riêng lẻ. Khoảng 0.2% vốn sẽ được phân bổ qua việc bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên và tổ chức công đoàn của Tổng công ty. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ 65% vốn điều lệ của Vinalines, ông Tĩnh cho biết thêm.

Với mệnh giá 10,000 đồng mỗi cổ phiếu, Vinalines sẽ bán khoảng 280,92 triệu cổ phiếu trong đợt IPO và 207,89 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán riêng lẻ. Theo lộ trình, Tổng công ty sẽ tiến hành IPO trước và sau đó việc bán cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được triển khai tiếp theo. Giá đấu bình quân trong đợt IPO sẽ được sử dụng để làm giá khởi điểm cho đợt chào bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là nhà tư vấn tài chính cho cả 2 thương vụ IPO và chào bán riêng lẻ của Vinalines lần này.Thời điểm chính xác của đợt IPO sẽ được chốt sau khi Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa của Vinalines, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này.

Với 3 ngành nghề kinh doanh B2B chính bao gồm vận tải biển, khai thác cảng biển, và dịch vụ hàng hải, Vinalines chào đón các nhà đầu tư tài chính và các tập đoàn lớn trong lĩnh vực hàng hải để giúp Tổng công ty nắm bắt những cơ hội thương mại và làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đang gia tăng vào Việt Nam. Tổng công ty đã có một vài cuộc thảo luận sơ bộ với một loạt các nhà đầu tư tiềm năng bao gồm các quỹ đầu tư, các công ty đa quốc gia và các tập đoàn hàng hải lớn từ Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc, theo ông Tĩnh cho biết.

Mặc dù theo kỹ thuật, các nhà đầu tư chiến lược có cơ hội sở hữu tổng cộng 34.8% vốn của Vinalines qua cả 2 đợt IPO và đàm phán riêng lẻ sắp tới, lượng cổ phần “thiểu số” đang được Chính phủ chào bán tại Vinalines lần này có thể không đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chiến lược khi Tổng công ty đã nhận được 1 vài sự quan tâm thể hiện ý đồ nắm giữ ít nhất 49% tại Vinalines từ phía các nhà đầu tư.

Ngoài ra, một số các tập đoàn hàng hải nước ngoài hiện chỉ có ý định hợp tác với Vinalines trong việc khai thác 1 số cảng biển có vị trí địa lý chiến lược thay vì tham gia vào đợt bán cổ phần lần này, ông Tĩnh cho biết thêm. Tổng công ty đang cố gắng thu hút mối quan tâm của các nhà đầu tư tới lần thoái vốn lần này qua việc đề xuất những cơ hội hợp tác tiềm năng trong lĩnh vực khai thác cảng biển và đưa ra những lời đề nghị nắm giữ những vị trí điều hàng quan trọng của Tổng công ty.

Sự quan tâm của các nhà đầu tư

Các tập đoàn Hàn Quốc như Hyundai Motor, SK và Tập đoàn xi măng Thái Lan Siam Cement hiện tại đang là một trong những nhà đầu tư quan tâm tới Vinalines, một nguồn tin thân cận cho biết. Cho tới thời điểm này, Hyundai Motor đã gửi thư chính thức tới Vinalines với mong muốn tham gia vào đợt cổ phần hóa, trong khi tập đoàn xi măng của Thái có vẻ như đang quan tâm tới việc hợp tác với Vinalines trong lĩnh vực khai thác cảng biển hơn là việc mua cổ phần của Tổng công ty, nguồn tin thân cận nói.

Trong một diễn biến khác, Vinalines đang lên kế hoạch giảm tỷ lệ nắm giữ tại Cảng Hải Phòng từ 93% xuống 65%, và tại Cảng Đà Nẵng từ 75% xuống 65% để gia tăng vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh, ông Tĩnh cho biết.

Quỹ dự trữ Quốc gia vương quốc Oman, một quỹ đầu tư được thành lập từ năm 1980 để quản lý ngân sách dự trữ của chính phủ Oman, đã từ lâu mong muốn trở thành một cổ đông chiến lược của Cảng Hải Phòng. Quỹ dự trữ này đã có một buổi gặp gỡ và trao đổi trong tháng trước với Vinalines và một lần nữa đề xuất được đầu tư vào Cảng Hải Phòng, ông Tĩnh cho biết thêm.

Năm ngoái, Vinalines đã ký biên bản ghi nhớ với Rent A Port N.V, một công ty chuyên về đầu tư và quản lý cảng thuộc Tập đoàn Ackermans & Van Haaren của Vương quốc Bỉ về khả năng hợp tác trong các dự án bến cảng ngũ cốc chuyên dụng, khu chế biến, hệ thống logistics, trong đó cũng bao gồm điều khoản cho phép Rent-A-Port N.V. tham gia đầu tư, mua 10% vốn điều lệ của Vinalines khi thực hiện cổ phần hóa. Phía đối tác Bỉ cho tới nay đã thuê công ty tư vấn PwC để triển khai thương vụ này và hiện tại vẫn đang tiến hành quá trình thẩm định, ông Tĩnh cho biết.

Đội tàu hiện tại của Vinalines bao gồm 84 đơn vị, gồm các tàu ​​container, tàu chở hàng rời, tàu chở dầu và các loại tàu và dịch vụ cảng khác, theo một bản giới thiệu về cơ hội đầu tư vào Vinalines gửi tới các nhà đầu tư.

Tổng công ty đang khai thác và vận hành 14 cảng biển tại các vị trí chiến lược trải dài Việt Nam, chiếm 25% tổng trọng tải của thị trường vận tải biển trong nước với một hệ thống khách hàng lớn bao gồm các công ty đa quốc gia. Vinalines cũng sở hữu hệ thống kho bãi hàng hải lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích thông qua 9 công ty liên kết và chi nhánh, theo bản giới thiệu về cơ hội đầu tư.

Trong những năm gần đây, Vinalines đã trải qua một giai đoạn tái cơ cấu và giảm số nợ từ 9,1 nghìn tỷ đồng (399 triệu USD) trong năm 2014 xuống còn 2,61 nghìn tỷ đồng (114.44 triệu USD) trong năm 2017, theo bản giới thiệu về cơ hội đầu tư.

Vinalines ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất trong năm vừa qua tăng 7,8% so với năm 2016, đạt 15,79 nghìn tỷ đồng (692.65 triệu USD), theo số liệu của tổng công ty. Lợi nhuận hợp nhật trong năm 2017 đạt 682 tỷ đồng, (29.9 triệu USD), tăng 20,55 lần so với năm 2016.

CT

Tin cùng chuyên mục

'Tiếp sức' chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tập đoàn TTC hợp tác với Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Home Credit Việt Nam được FiinRatings xếp hạng A

Bổ nhiệm Kế toán trưởng Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

PV Power chuyển dịch năng lượng: bắt nhịp xu thế xanh

3Đ-3 giải pháp tháo gỡ nút thắt cho doanh nghiệp sáng tạo

Gamuda Land Việt Nam giành cú đúp giải thưởng doanh nghiệp FDI tiêu biểu và vì cộng đồng

VDB sẽ lo 22.000 tỷ cho các dự án truyền tải điện của EVNNPT

THACO AUTO xuất khẩu xe bus thương hiệu Mercedes-Benz sang Thái Lan

Hạ ngưỡng thanh toán không tiền mặt: Doanh nghiệp gặp khó

Thủy điện Trung Sơn đảm bảo cấp nước và phát điện mùa cạn

Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Đảng bộ BSR: Dấu ấn bản lĩnh qua từng chặng đường phát triển

EVNHANOI đẩy mạnh số hóa, nâng trải nghiệm người dùng điện

Nghị quyết 68: Dấu mốc phát triển kinh tế tư nhân

Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia góp phần tạo dựng uy tín vững chắc của doanh nghiệp

Tập đoàn TH chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch tại Nga

Opella chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tự chăm sóc sức khỏe chủ động

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành lớn của Nga

TTC AgriS đồng hành cùng Quốc gia: Hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường