Chế tạo hệ thống vít tuyển quặng titan tầng cát đỏ tại Bình Thuận |
Bám sát yêu cầu phát triển
Với quan điểm "Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn phải sát thực tế hoạt động của các DN, phù hợp với thực tế trình độ công nghệ, thiết bị, con người trong ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của Việt Nam; bảo đảm tính khả thi trong việc áp dụng các TC, QC và phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước", Vimluki đã luôn tuân thủ đúng các bước trong quy trình xây dựng TC, QC. Đồng thời, chủ động nắm bắt, bám sát thực tiễn để thu thập số liệu, tham khảo kinh nghiệm xây dựng TC, QC của các nước khác.
Giai đoạn 2013 - 2018, nhằm triển khai nhiệm vụ xây dựng TC, QC kỹ thuật quốc gia thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp, Vimluki đã xây dựng TCQG về kính gia cường bằng phương pháp hóa học… 7 dự thảo TCVN đã được Vimluki nghiên cứu, xây dựng như: TCVN cho tinh quặng barit; tinh quặng diatomit; tinh quặng graphit… Qua đó, các TCVN đã được hoàn thiện và công bố, góp phần nâng cao năng lực quản lý cho ngành Công Thương cũng như DN.
Vimluki đã tham gia góp ý cho các TC, QC Việt Nam khác theo nội dung công văn của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam như: Góp ý cho các TCVN (ISO 10258) tinh quặng đồng sulfua - xác định hàm lượng đồng - phương pháp chuẩn độ; TCVN (ISO 11790) tinh quặng đồng, chì, kẽm và niken - hướng dẫn kiểm tra các hệ thống lấy mẫu cơ học; TCVN (ISO 13547-1) tinh quặng đồng, chì, kẽm và niken sulfua - xác định asen - phần 1: Nồng độ sắt hydroxit và phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử plasma cặp cảm ứng. Đồng thời, góp ý cho dự thảo 10 TCVN lĩnh vực phân tích thí nghiệm... Hoạt động này đã góp phần nâng cao chất lượng các TCVN khi được công bố, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Còn nhiều thách thức
Hiện nay, vấn đề xây dựng TC,QC đang gây áp lực đối với các cơ quan nhà nước, tạo khó khăn không nhỏ khi nguồn ngân sách tập trung cho TCVN, QCVN còn rất hẹn chế. Bên cạnh đó, các địa phương và DN chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng, ban hành TC, QC... nên việc hợp tác, chia sẻ kinh phí thực hiện hầu như chưa có; cung cấp số liệu chưa đầy đủ, kịp thời. Số liệu giữa cơ quan quản lý và DN chưa thống nhất, tính chính xác chưa cao, chưa phản ánh đúng thực tế trong quá trình sản xuất, vận hành tại DN.
Bên cạnh đó, nhà máy chế biến kim loại màu ở Việt Nam thường có quy mô, công suất nhỏ nên các chỉ tiêu tiêu hao sẽ lớn hơn mức trung bình. Do đó, xây dựng các TC, QC chung dựa trên thực tế của các nhà máy này sẽ khó đưa ra các chỉ tiêu mang tính áp dụng chung. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các nhà máy luyện kim không được công bố rộng rãi, thông tin chỉ mang tính nội bộ, ít có cơ sở để tham khảo, áp dụng. Đặc biệt. khoảng cách lớn về quy mô công suất chế biến khoáng sản kim loại màu giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới nên không thể sử dụng TC của nước ngoài áp dụng vào Việt Nam. Trong khi đó, kinh phí nhà nước chi cho xây dựng TC, QC quá thấp, chỉ khoảng 100 - 300 triệu đồng/TC, QC với thời gian hạn chế 1-2 năm...
Trước thực tế nhiều TC, QC của Việt Nam đã không còn đáp ứng hoặc phù hợp với yêu cầu phát triển của DN, việc xem xét xã hội hóa công tác xây dựng của TC, QC cũng cần được các cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc và xem xét, giảm tải cho ngân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của DN và hội nhập quốc tế.