Việt Nam xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường

Với nỗ lực cải cách không ngừng trong suốt gần 40 năm qua, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường.
'Việt Nam đáp ứng tất cả các tiêu chí công nhận nền kinh tế thị trường' Kiên trì, nỗ lực để Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Nhiều quốc gia có nền kinh tế tương đồng với Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương xoay quanh việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Với nỗ lực cải cách không ngừng trong suốt gần 40 năm đổi mới, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường.

Việt Nam xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường
TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Ngày 2/8, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Ông nhận định như thế nào về vấn đề trên?

Theo tôi, đây thật sự là một thông tin rất đáng tiếc cho nền kinh tế Việt Nam. Việc Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế hai nước mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Trong đó, không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại về mặt uy tín. Bởi với những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới (1986-2024), Việt Nam đã được 73 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, trong đó có những quốc gia có thể chế kinh tế, chính trị tương đồng với Hoa Kỳ. Đặc biệt, Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường nhưng lại công nhận những quốc gia mà theo nhiều quan điểm thì trình độ phát triển về kinh tế thị trường cũng như mức độ phát triển về nền kinh tế đang thua kém Việt Nam. Vậy thì chính việc Hoa Kỳ không công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã gây ra những thiệt hại về mặt uy tín cho Hoa Kỳ nói chung và Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói riêng.

Với Việt Nam, việc chưa được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh và cơ hội thu hút đầu tư của Việt Nam.

Đứng dưới góc độ doanh nghiệp, việc Hoa Kỳ không công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam cũng khiến cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước bị ảnh hưởng. Trong đó, trước hết là với doanh nghiệp Hoa Kỳ, hiện rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bao gồm cả những mặt hàng truyền thống từ nông, thủy sản đến dệt may, đồ gỗ, da giày cho đến những mặt hàng cao cấp và có giá trị cao như điện thoại, thiết bị máy móc điện tử. Hay những mặt hàng điện tử có giá trị cao, không chỉ là những nhà trung gian mà là những nhà sản xuất trực tiếp như: Apple, Microsoft, Google… đều đã kết nối trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, việc Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ làm thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với nhau, doanh nghiệp 2 bên sẽ phải chịu những chi phí tuân thủ pháp luật lớn hơn so với việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường. Khi chịu hao tổn về chi phí, có thể doanh nghiệp sẽ chuyển sang các thị trường khác ngoài Việt Nam mà có tính cạnh tranh cao.

Không chỉ phía doanh nghiệp Hoa Kỳ thiệt hại, với doanh nghiệp Việt Nam, quy trình xuất khẩu hàng hóa, thông quan hàng hóa vào Hoa Kỳ sẽ lâu hơn, phức tạp hơn và chi phí tuân thủ các quy trình, thủ tục sẽ nhiều hơn so với các nước có mặt hàng tương đối cạnh tranh đối với Việt Nam.

Việt Nam xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường
Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ làm thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Việt Nam (Ảnh: Quang Vinh)

Ông có thể nói rõ hơn về những thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải gánh chịu khi không được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường?

Thực ra rất nhiều các nghiên cứu trước đây cũng như báo cáo dài 20.000 trang của Bộ Công Thương đã đánh giá toàn diện về quá trình cũng như là sự chuẩn bị của Việt Nam để mà thuyết phục Hoa Kỳ nói chung cũng như là các nước chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường cũng đã nêu rõ về những thiệt hại của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong đó, tôi có thể nói thêm rằng những thiệt hại này sẽ thể hiện qua một số yếu tố: Thứ nhất, trong quy trình xuất khẩu hàng hóa, thông quan hàng hóa vào Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu số một của nhiều ngành hàng của Việt Nam hiện nay thì sẽ diễn ra lâu hơn, phức tạp hơn và chi phí tuân thủ các quy trình, thủ tục sẽ nhiều hơn so với lại các nước có mặt hàng tương đối cạnh tranh đối với Việt Nam.

Thứ hai, khi xuất hiện những tranh chấp gắn với vấn đề bảo vệ hoặc bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ thì những nước không được công nhận là một nền kinh tế thị trường đầy đủ sẽ chịu những thiệt hại lớn hơn nhiều. Cụ thể dễ bị đưa vào danh sách để điều tra chống bán phá giá và khi bị đưa vào danh sách điều tra chống bán phá giá thì không được công nhận các chi phí đầu vào hợp lý của các ngành hàng, mặt hàng mà bị điều tra. Đây là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam.

Chưa kể các chi phí đeo đuổi hoạt động tố tụng của Hoa Kỳ là rất lớn và bắt buộc khi đã có những hoạt động đấy xảy ra thì các ngành hàng và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí. Đấy là những thứ trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp, còn gián tiếp thì như tôi đã nói, nó ảnh hưởng đến môi trường, thể chế đầu tư và kinh doanh nói chung của Việt Nam. Khiến Việt Nam lỡ mất những cơ hội hợp tác, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như là cơ hội nhận được các dự án đầu tư trực tiếp nước của các nhà đầu tư nước ngoài, của các quỹ đầu tư nước ngoài, trong đó có cả những nhà đầu tư của những đối tác khó tính với những dự án đầu tư chất lượng cao.

Việt Nam xứng đáng được công nhận là một nền kinh tế thị trường
Việt Nam xứng đáng được công nhận là một quốc gia có nền kinh tế thị trường trong suốt gần 40 năm cải cách và đổi mới vừa qua (Ảnh: TL)

Sau gần 40 năm đổi mới, dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, theo ông Việt Nam có xứng đáng được công nhận là một quốc gia có nền kinh tế thị trường không?

Trước hết chúng ta phải thấy rằng, để xác định Việt Nam là một nền kinh tế thị trường thì có rất nhiều các tiêu chuẩn, các đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ bình diện quốc tế thì chúng ta đã thấy một cách rất rõ ràng là, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, với việc các thể chế toàn cầu về kinh tế, đặc biệt những thể chế toàn cầu có định hướng tự do về kinh tế, không những tự do mà tự do ở mức cao với những tiêu chí khắc khe hơn so với trước đây đã công nhận Việt Nam là thành viên đầy đủ và Việt Nam đã tham gia một cách tích cực.

Lấy ví dụ như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hay Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương và đa biên thì chúng ta có thể thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được với tư cách thành viên của thế giới về mặt thể chế kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, xét ở góc độ là các nghiên cứu, công bố về cải cách nền kinh tế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng thì rất nhiều báo cáo có trách nhiệm minh bạch, công khai của các tổ chức quốc tế lớn như: Ngân hàng Thế giới (World Bank), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) và một loạt các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực cũng cho thấy, gần 40 năm cải cách của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc.

Các chỉ số xếp hạng của Việt Nam luôn đạt được mức độ cao nếu như chúng ta nhìn từ mức độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế thị trường nói riêng thì chúng ta đã có những tiến bộ vượt bậc và thực tiễn kinh tế Việt Nam, tất cả những tiêu chí về tỷ trọng các thành phần kinh tế cho đến sự đóng góp của các lượng kinh tế ở trong nền kinh tế thì thấy rất rõ, việc tương đồng của nền kinh tế Việt Nam, cấu trúc kinh tế Việt Nam với tất cả những nước đã được công nhận là nền kinh tế thị trường trên thế giới. Đó là những điểm mà tôi cho rằng, Việt Nam xứng đáng được công nhận là một quốc gia có nền kinh tế thị trường trong suốt gần 40 năm cải cách và đổi mới vừa qua.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Quà tháng Năm dâng Người”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Quà tháng Năm dâng Người”

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối nay 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật chính luận “Quà tháng Năm dâng Người".
Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử

Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử 'tiếp sức' hàng Việt

Ngày 14/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Ngày 13/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Chương trình hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Công Thương" thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Công Thương.
Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Ngày 12/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương duy trì phong trào hiến máu tình nguyện thường xuyên, thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành.
Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam.
Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự phát triển như "xương sống" của nền kinh tế độc lập, không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn mà còn cần đến nhiều đột phá về thể chế.
Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Azerbaijan ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác năng lượng.
Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Mobile VerionPhiên bản di động