Điều này có nghĩa các mối quan hệ cá nhân đang đáp ứng được 79% kỳ vọng của người Việt, đồng nghĩa với, khoảng cách tồn tại giữa các mối quan hệ vẫn còn khoảng 21%.
Đại diện Prudential Việt Nam (đầu tiên bên trái) tại buổi công bố báo cáo Chỉ số Mối quan hệ Prudential (PRI) lần thứ 2 năm 2017 |
Cụ thể, khảo sát PRI 2017 chỉ ra rằng bên cạnh thái độ dễ chịu và luôn sẵn sàng ủng hộ, đồng hành, sự hài hước đến từ mỗi bên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên mối quan hệ bền chặt của người Việt. Ngoài ra, người Việt ngày càng nhận thức rõ ràng hơn những tác động của công nghệ lên cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân. Có 62% người tin rằng việc dành nhiều thời gian bên chiếc điện thoại (smartphone) đã tạo nên những tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong gia đình. Chỉ số này cũng cao nhất trong tất cả các thị trường tham gia đợt khảo sát lần này.
Tại Việt Nam, hơn một nửa lượng người tham gia khảo sát (53%) không đủ tự tin rằng mình có thể dành dụm đủ tiền để trang trải cuộc sống khi bước đến ngưỡng tuổi 80. Có đến 60% người Việt ưu tiên cho mục tiêu tích góp tiền bạc để hưởng tuổi hưu an nhàn. Đây là mục tiêu tài chính cao nhất của người Việt.
Chỉ số PRI cũng cho thấy có đến 82% người tham gia khảo sát hy vọng có thể sống nhờ vào khoản tiết kiệm cũng như các tài sản cá nhân. Trái với các thị trường khác ở châu Á, 44% người Việt mong muốn con cái sẽ hỗ trợ tài chính cho họ ở tuổi xế chiều. Tuy nhiên, cũng gần nửa số người Việt (43%) lo ngại mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình khi về già và tỉ lệ này cũng cao nhất so với các nước được khảo sát trong khu vực.
Ông Stephen James Clark (Steve Clark), Tổng giám đốc Prudential Việt Nam - cho biết: Với kết quả từ bảng khảo sát PRI 2017, chúng tôi rất tự hào thông báo rằng Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp hai quốc gia dẫn đầu khu vực về mức độ hài lòng trong các mối quan hệ cá nhân. Những mối quan hệ bền chặt đóng vai trò rất quan trọng và là điều thiết yếu để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và trường thọ.