Thứ hai 28/04/2025 13:38

Việt Nam và New Zealand nỗ lực thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương

Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 19/6/1975. Hiện hai bên nỗ lực thúc đẩy hợp tác trên cả bình diện song phương và đa phương.

Quan hệ Việt Nam và New Zealand đã được nâng tầm lên Đối tác toàn diện năm 2009 và sau đó là Đối tác chiến lược năm 2020. Nhằm tiếp nối đà phát triển quan hệ, hai bên nỗ lực thúc đẩy hợp tác trên cả bình diện song phương, cũng như trong hợp tác đa phương.

Việt Nam và New Zealand thúc đẩy hợp tác tại các diễn đàn đa phương. (Ảnh Bộ Ngoại giao)

Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam-New Zealand tiếp tục được thúc đẩy phù hợp lợi ích và tầm nhìn chung. Hai bên thường xuyên tiến hành trao đổi và tiếp xúc cấp cao, các cấp. Các cơ chế hợp tác trong nhiều lĩnh vực được duy trì linh hoạt, kể cả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Điều này góp phần giữ vững đà hợp tác giữa hai nước, tạo tiền đề cho những bước phát triển tích cực trong thời gian tới.

Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-New Zealand tăng đều qua các năm. Trong 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,1 tỷ USD, tăng 13,6% so cùng kỳ năm 2021. Hai nước đang phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD vào năm 2024. Về đầu tư, tính đến tháng 10/2022, New Zealand có 49 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn 210,18 triệu USD. Trong khi đó, Việt Nam có 11 dự án đầu tư tại New Zealand với tổng vốn đăng ký đạt 38,4 triệu USD.

Hợp tác thương mại, đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai nước

Chính phủ New Zealand luôn quan tâm và dành cho Việt Nam nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ổn định và tăng dần theo từng giai đoạn, tập trung các lĩnh vực, như phát triển nguồn nhân lực, giáo dục-đào tạo, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững... Viện trợ ODA của New Zealand góp phần giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong bối cảnh dịch Covid-19, New Zealand cung cấp 30.000 liều vắc-xin, giúp Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh; đồng thời hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch.

Hai bên duy trì trao đổi đoàn, hợp tác chia sẻ thông tin trong khuôn khổ thỏa thuận song phương về lĩnh vực hợp tác an ninh, quốc phòng. New Zealand hỗ trợ Việt Nam tổ chức các khóa tập huấn về chống khủng bố, phòng, chống tội phạm công nghệ cao... Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát và hai bên mở cửa trở lại, hợp tác giáo dục-đào tạo tiếp tục được thúc đẩy. Hiện có khoảng 2.700 học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại New Zealand. Hợp tác trong các lĩnh vực, như lao động, nông nghiệp... phát triển tốt đẹp và còn nhiều tiềm năng để khai thác. Ngoài ra, hai nước cũng quan tâm triển khai một số lĩnh vực hợp tác mới, như chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và chuyển đổi năng lượng.

Việt Nam và New Zealand đều là thành viên của các tổ chức, diễn đàn khu vực, quốc tế, như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)… và phối hợp trong một số cơ chế hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta (N.Ma-hu-ta) từng khẳng định, New Zealand chia sẻ quan điểm với Việt Nam về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển bao trùm, với ASEAN đóng vai trò trung tâm.

Hai bên đã dành cho nhau sự ủng hộ mạnh mẽ khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, cũng như khi New Zealand đảm nhiệm trọng trách chủ nhà APEC năm 2021. Đều mong muốn đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, hai bên cũng phối hợp chặt chẽ nhằm thực thi hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Chương trình hành động Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2021-2024 đang được hai nước thực hiện nhằm tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực. Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand ngày càng đi vào chiều sâu, rộng mở và thực chất hơn sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của mỗi nước, cũng như của khu vực và thế giới.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4: Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4: Ukraine hứng chịu thương vong lớn

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/4: Nga đánh như vũ bão vào Sumy

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Kharkov

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya