Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, nỗ lực giải quyết thách thức khu vực và toàn cầu
Hội nhập - Quốc tế 08/06/2023 12:45 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp APEC chú trọng các biện pháp giải quyết thách thức kinh tế và sức khỏe Cách dự án điện gió ngoài khơi giải quyết thách thức trong kết nối lưới điện |
Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2023 với chủ đề "Đảm bảo tương lai tự cường: Các giá trị chung và đối tác toàn cầu", đây là Hội nghị quan trọng nhất của OECD trong năm 2023 có sự tham gia của Bộ trưởng các nước thành viên OECD và các nước khách mời, lãnh đạo Uỷ ban châu Âu (EC) và nhiều tổ chức quốc tế, đại diện Mạng lưới doanh nghiệp OECD…
Nhận lời mời của Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh James Cleverly, từ ngày 7 - 8/6, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2023. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị với tư cách Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD (SEARP).
![]() |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2023 |
Tại Hội nghị, công bố Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, OECD nhận định GDP toàn cầu năm 2023 đạt mức 2,7%, điều chỉnh tăng 0,1% so với dự báo tháng 3/2023, trong khi GDP toàn cầu năm 2024 vẫn ở mức 2,9%. Kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn ổn định hơn, song những tín hiệu tích cực còn rất mong manh và những rủi ro tiếp tục hiện hữu. OECD đánh giá châu Á là động lực thúc đẩy tăng trưởng và là điểm sáng của kinh tế toàn cầu năm 2023 và 2024.
Trên cơ sở dự báo của OECD, các Bộ trưởng đã thảo luận những biện pháp nhằm tạo những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu, đa dạng hoá và tự cường hoá chuỗi cung ứng, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi năng lượng sạch, xây dựng các quy định ở phạm vi toàn cầu liên quan đến các công nghệ mới,…
Các nước OECD khẳng định coi trọng vai trò của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á là một trong những ưu tiên hàng đầu của OECD. Hội nghị nhất trí tăng cường phối hợp, hỗ trợ các nước Đông Nam Á duy trì đà tăng trưởng kinh tế tích cực và ngày càng tiệm cận các tiêu chuẩn và quy định của OECD.
![]() |
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tăng trưởng chỉ có thể bền vững và bao trùm với cách tiếp cận toàn cầu, tổng thể, đặt người dân ở vị trí trung tâm; các quốc gia cần tiếp tục kiến tạo các động lực tăng trưởng mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo hướng đến một hệ sinh thái xanh hơn, sạch hơn và thông minh hơn; quá trình này cần triển khai đồng bộ, nhịp nhàng từ thể chế chính sách đến thiết chế bộ máy, từ hạ tầng đến công nghệ, từ đầu tư tài chính đến đào tạo nhân lực, bảo đảm không ai hay quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đưa ra ba đề xuất quan trọng.
Một là, OECD và các nước cần tăng cường phối hợp chính sách, hạn chế các rào cản, bảo hộ thương mại và đầu tư, xây dựng hệ thống thương mại toàn cầu thông suốt, vận hành trên cơ sở luật lệ, tự do, công bằng, minh bạch và bao trùm với WTO ở vị trí trung tâm.
Hai là, OECD, với vai trò tư vấn chính sách, xác lập các tiêu chuẩn toàn cầu, tiếp tục tăng cường gắn kết, đối thoại với các nước đang phát triển, tính tới điều kiện, quan điểm của các nước ngoài OECD trong quá trình hoạch định các chính sách, tiêu chuẩn toàn cầu.
Ba là, OECD tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh, định vị quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng hiệu quả với các điều chỉnh chính sách toàn cầu, trong đó có thuế tối thiểu toàn cầu, thuế carbon qua biên giới…; giúp rút ngắn các khoảng cách số và công nghệ, đào tạo kỹ năng, phát huy tiềm năng của lao động nữ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, trên cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các nỗ lực giải quyết thách thức khu vực và toàn cầu.
Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các nước Đông Nam Á và OECD, Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á lần thứ hai vào tháng 10/2023. Sáng kiến của Việt Nam được Hội nghị hoan nghênh và đánh giá cao.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Đoàn Việt Nam cũng tham dự nhiều hoạt động quan trọng khác, bao gồm Diễn đàn toàn cầu về công nghệ của OECD, Hội thảo về các diễn biến chính sách thuế toàn cầu, tập trung thảo luận việc triển khai thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu trong khuôn khổ hai trụ cột của Hiệp định đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS MLI). |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ấn Độ giảm giá xuất khẩu tối thiểu của gạo basmati để tránh thua thiệt trên thị trường

Thương mại toàn cầu giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ đại dịch Covid-19

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Mỹ tuyên bố tiền viện trợ quân sự cho Ukraine chỉ đủ trong vài tuần

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Nga đưa ra “tối hậu thư” cho Ukraine

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria
Tin cùng chuyên mục

Chất lượng là “chìa khóa” mở cửa thị trường EU cho hồ tiêu Việt

Xây dựng thương hiệu tại thị trường EU: Doanh nghiệp phải “bắt tay” cùng làm thương hiệu

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/9/2023: Cựu tình báo Mỹ nghi NATO đứng sau vụ tấn công Hạm đội Biển Đen

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dư địa hợp tác giữa Brazil và Việt Nam còn rất lớn

Phương Tây muốn Ukraine tiếp tục phản công trong năm 2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/9/2023: Nga áp lệnh giới nghiêm tại Donetsk

Vụ cháy nổ nhà máy ở Đài Loan, Trung Quốc: 3 lao động Việt Nam bị thương nặng có tiến triển

Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025

Tiêu chuẩn xanh của EU: Doanh nghiệp dệt may đáp ứng ra sao?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/9/2023: Trinh sát Nga bắt giữ lính xe tăng nói tiếng Đức tại chiến trường Ukraine

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, giao thương với bang Uttar Pradesh - Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/9/2023: Nga tuyên bố phá hủy 257 UAV Ukraine trong một tuần

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hoa Kỳ, lên đường thăm chính thức Brazil

“Xanh hoá” sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/9/2023: Ukraine không có “kế hoạch B” nếu Mỹ cắt giảm viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/9/2023: Ukraine sẽ tiếp tục phản công Nga trong mùa đông

Việt Nam và Dominica ký hiệp định miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ

Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố New York ký kết bản ghi nhớ thiết lập quan hệ kết nghĩa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam luôn ủng hộ, tạo thuận lợi cho các hoạt động đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Burundi
Đọc nhiều

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2023: Chuyên gia quân sự Nga đánh giá cuộc phản công của Ukraine sắp kết thúc

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/9/2023: Cựu Thủ tướng Ukraine thừa nhận quân đội đã mất khả năng tấn công
