Thứ sáu 09/05/2025 16:46

Việt Nam sẽ sử dụng mã QR để giao dịch tại Đông Nam Á

Việt Nam, Philippines và Brunei sẽ tham gia hệ thống thanh toán mã QR liên kết khu vực nhằm thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ và giảm phụ thuộc vào USD.

Trước đó, một số nền kinh tế lớn của Đông Nam Á khác cũng tham gia và đạt được những tiến triển lớn, bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore - Perry Warjiyo, Thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia, cho biết vào hôm 25/8.

Cũng theo người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Indonesia, việc sử dụng mã QR có liên kết để thanh toán trong các giao dịch đã được khởi xướng vào năm 2022 và được đông đảo quốc gia Đông Nam Á ủng hộ do nhiều lợi ích.

Việc thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới sẽ giúp Đông Nam Á thuận tiện hơn trong giao dịch. Nguồn: Nikkei Asia

Sau cuộc họp giữa các quan chức tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ông Warjiyo cho biết: “Cam kết này sẽ giúp cho việc thanh toán xuyên biên giới trở nên liền mạch và an toàn. Dần dần, tất cả các quốc gia đều sẽ được sử dụng đồng nội tệ để thanh toán trong các giao dịch”.

“Hiện Indonesia và Singapore đang là thí điểm của phương án thanh toán này, cùng với đó bốn quốc gia khác sẽ lần lượt tham gia vào cuối năm nay, từ giao dịch song phương đến đa phương" - ông cho biết thêm.

Theo kế hoạch, các ngân hàng trung ương của Malaysia và Indonesia đã triển khai thanh toán liên kết xuyên biên giới vào tháng 5/2023. Người Malaysia đi du lịch đến Indonesia có thể thanh toán hàng hóa và dịch vụ chỉ bằng cách quét mã QR bằng điện thoại di động, điều này cũng đúng với trường hợp người Indonesia đi du lịch ở Malaysia. Điểm thuận tiện ở đây là các khoản thanh toán đều được sử dụng đồng tiền nội địa.

Theo ông Warjiyo, Việt Nam dự kiến sẽ sớm tham gia sáng kiến này, cơ quan tài chính phụ trách hệ thống thanh toán nội địa của quốc gia này hiện đang đàm phán với ngành địa phương để thống nhất về hệ thống QR quốc gia.

Trong khi đó, Philippines đang củng cố hệ thống thanh toán QR, với việc các quan chức nước này thuyết phục các doanh nghiệp trong ngành chấp thuận sáng kiến trên.

Brunei đang thiết lập một khung pháp lý để trao cho các cơ quan tài chính của quốc gia này quyền điều chỉnh và giám sát các hệ thống thanh toán trong nước, tiền đề cho các bước tiếp theo.

Mong muốn ngày càng có nhiều nước thành viên ASEAN thiết lập hợp tác về giao dịch đồng nội tệ, ông cho biết: “Điều này sẽ giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính, đồng thời giải quyết tình trạng lệ thuộc tiền tệ từ bên ngoài.

Sáng kiến kết nối thanh toán khu vực đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN ở Labuan Bajo, Indonesia vào tháng 5/2023.

Indonesia, nước chủ tịch luân phiên ASEAN 2023, sẽ đăng cai tổ chức hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo ASEAN lần thứ hai trong năm 2023 cũng như Hội nghị cấp cao Đông Á vào tuần đầu tiên của tháng 9.

kinhtedothi.vn
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500