Máy bay không người lái là sản phẩm thứ hai sau máy tính bảng Xelex, do Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex đã hợp tác chiến lược với Công ty TNHH MTV JWC Lab Vietnam nghiên cứu và sản xuất thành công tại Việt Nam. Dự kiến vào cuối năm 2020 sẽ có khoảng 300 chiếc máy bay không người lái sẽ chuyển giao cho người nông dân để sử dụng vào việc phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên lúa, hoa màu. Trong năm 2021, sẽ có khoảng 3.000 chiếc máy bay không người lái xuất xưởng để phục vụ đồng áng theo đơn đặt hàng của nông dân.
Ảnh minh hoạ |
Theo ông Hữu, chiếc máy tính bảng Xelex, sản phẩm công nghệ thuần Việt, do kỹ sư Việt Nghiên cứu và chế tạo và có hàng nghìn chiếc đã được chuyển giao cho các hợp tác xã, hộ nông dân ở khu vực miền Nam sử dụng như một loại công cụ hiệu qủa trong quản lý cảnh tác nông nghiệp và dần trở thành vật dụng phổ biến. “Những chiếc máy bay không người lái dùng để phun thuốc sâu là công trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo do các chuyên gia, kỹ sư người Việt trong và ngoài nước cùng hợp tác thực hiện, tính năng của máy ưu việt không thua kém sản phẩm cùng loại của các nước”, ông Hữu chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Thắng - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên Việt, thành viên sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex - cho biết, những người sáng lập và hình thành Trung tâm Nghiên cứu và ứng dựng công nghệ thông tin tại quận 7, TP Hồ Chí Minh là bước khởi đầu cho kế hoạch quy tụ những chuyên gia, kỹ sư người Việt ở trong và ngoài nước đóng góp trí tuệ để nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ vi mạch, chip vi xử lý, các thiết bị IoT và các phần mền nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều sinh viên ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đang được đào tạo tại Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin |
Theo ông Thắng, trong tương lai gần, một trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin với quy mô lớn sẽ được xây dựng trên khu đất khoảng một hecta ở Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh để khởi đầu cho hoạch định chiến lược phát triển ngành công nghệ thông tin ở tầm quốc gia.
Để thực hiện chiến lực này, bước đầu Dự án Nhà máy sản xuất mạch điện tử và thiết bị chiếu sáng công nghệ cao vừa được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao, TP. Hồ Chí Minh. Nhà máy có chức năng thiết kế, chế tạo, sản xuất và lắp ráp máy tính bảng, chip vi xử lý (chip CPU), các thiết bị chuyển mạch thông minh (Smart PDU), các thiết bị chiếu sáng công nghệ cao... Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất máy tính bảng, do các chuyên gia người Việt nghiên cứu, thiết kế và sẽ cung cấp sản phẩm ra thị trường vào năm 2021.