Việt Nam sẽ có nhà máy điện trấu vào năm 2024
Năng lượng tái tạo 29/06/2022 20:19 Theo dõi Congthuong.vn trên
Dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang sử dụng nhiên liệu trấu (nhà máy điện trấu) có quy mô công suất 20MW do Công ty Cổ phần Năng lượng sinh khối Hậu Giang (HBE) đầu tư, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2 (EVNPECC2) làm tổng thầu EPC. Dự án được xây dựng tại phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang gồm 2 tổ máy độc lập (02 lò hơi, 02 tuabin, 02 máy phát) và một số hạng mục phụ trợ dùng chung.
Nhà máy sử dụng công nghệ tuabin ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu sinh khối, có tính chất trung hòa cácbon thân thiện với môi trường (nhiên liệu chính là trấu), được vận chuyển thông qua hệ thống bến cảng nhập nhiên liệu cho phép tàu đến 300 tấn tiếp cận. Dự án được trang bị đầy đủ công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.
![]() |
Phối cảnh nhà máy điện trấu Hậu Giang |
Theo chủ đầu tư, Nhà máy điện trấu Hậu Giang khi đi vào vận hành có thể góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu đầu vào sản xuất điện năng phù hợp mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Về mặt kinh tế và xã hội, dự án góp phần thúc đẩy phát triển mạng lưới thu gom, vận chuyển, sơ chế nhiên liệu sinh khối; thu hút thêm vốn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo lẫn trong nước và ngoài nước, đồng thời. giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Việc ký kết hợp đồng EPC đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình xây dựng một dự án nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu lớn nhất tại Việt Nam. Sau lễ ký kết hai bên sẽ tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã cam kết với địa phương, phát điện thương mại vào cuối năm 2024. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, hiệu suất cao, tối ưu về chi phí và đảm bảo quá trình vận hành và khai thác của dự án, đáp ứng các quy định tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió

Đức chi 8 tỷ USD giải cứu công ty năng lượng xanh

Hướng tới phát thải ròng bằng “0” - Mục tiêu không thể trì hoãn
Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội thảo Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023

Gần 761,7 triệu kWh từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phát lên lưới

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở để tự sử dụng

Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh

Growatt giới thiệu các giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha

Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

Thu hút đầu tư điện tái tạo cho miền Bắc, Đại biểu Quốc hội đề nghị cho áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh

Công nghệ nano biến điện Mặt trời thành nguồn năng lượng rẻ nhất

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát gần 730 triệu kWh điện lên lưới

Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện 709,5 triệu kWh

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm

Cà Mau đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

Tập đoàn PC1 công bố quyết định thành lập PC1 Australia
