Thứ hai 28/04/2025 06:18

Việt Nam muốn Nhật Bản là nhà đầu tư tốt nhất

Nhật Bản đã và đang là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, đã có nhà đầu tư Nhật Bản “bám rễ” vào nền kinh tế Việt Nam bằng hàng loạt dự án nhà máy quy mô lớn với các tên tuổi như Toyota, Honda, Panasonic, Canon, FujiXerox, Sumitomo...

Miền đất hứa

Năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm sáng cho bức tranh kinh tế Việt Nam, với số vốn đầu tư là 38 tỷ USD và lần đầu tiên đạt mức giải ngân 20,4 tỷ USD. Việt Nam hiện là điểm đến đầu tư chiến lược của rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, kết quả đó là nhờ Việt Nam quyết liệt, không ngừng đổi mới cải cách và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản.

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư thành công tại Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế các dự án còn hiệu lực tính đến hết ngày 20/12/2019, Nhật Bản đứng thứ 2 trong bảng tổng sắp các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, với số dự án đầu tư là 4.385 dự án, tổng vốn đăng ký là 59.333,86 triệu USD.

Hiện có 1.900 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư làm ăn tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản “bám rễ” vào nền kinh tế Việt Nam, phải kể đến các tên tuổi lớn như Toyota, Honda, Panasonic, Canon, Sumitomo… Không chỉ “cắm rễ” trong các nhà máy công nghiệp, trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Nhật đã ngày càng “thâm nhập” vào các lĩnh vực khác như tiêu dùng, hàng hóa kinh doanh, tài chính – ngân hàng, thực phẩm… Chẳng hạn như: Sự hiện diện của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ như AEON, Uniqlo, hay lĩnh vực tài chính - ngân hàng có Mizuho mua cổ phần của Vietcombank, Sumitomo Mitsui Banking nắm giữ cổ phần của Eximbank; thực phẩm với sự hiện diện của Sojitz mua cổ phần của Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ - sản xuất Hương Thủy; Mitsui mua cổ phần của Minh Phú… Điều này càng chứng tỏ, vốn đầu tư Nhật Bản đang từng bước mở rộng và ngày càng hiện diện sâu, rộng ở nền kinh tế Việt Nam.

Đặc biệt, theo kết quả từ cuộc thăm dò của Công ty NNA Nhật Bản, Việt Nam đã được các doanh nghiệp Nhật bình chọn là địa điểm đầu tư hứa hẹn nhất trong năm 2020 ở châu Á, vượt qua cả Ấn Độ và các quốc gia khác tại Đông Nam Á. Cuộc khảo sát được thực hiện trực tuyến từ tháng 11-12/2019, Việt Nam nhận được 42,1% trong số 820 câu trả lời hợp lệ, dựa trên các yếu tố như tiềm năng của một thị trường đang phát triển và nguồn cung lao động giá rẻ, có kỹ năng.

Mong Nhật Bản là nhà đầu tư tốt nhất

Năm 2020, Chính phủ Việt Nam quan tâm đến nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đổi mới mô hình đầu tư, kinh doanh với mục tiêu tăng 10 bậc về môi trường đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, cùng với việc tham gia xây dựng Chiến lược phát triển trong 10 năm tới, Chính phủ đang trình Quốc hội sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp nhằm thể chế hoá Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị Việt Nam. Trong đó khẳng định lại các quan điểm lớn, đó là: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp...

Tại Hội thảo diễn đàn kinh tế, du lịch, lao động Nhật Bản - Việt Nam mới diễn ra gần đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh, Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam không chỉ muốn Nhật Bản là nhà đầu tư hàng đầu mà còn là nhà đầu tư tốt nhất tại Việt Nam.

Ở bình diện rộng hơn, Việt Nam là một thành viên của Tiểu vùng sông Mekong đã thống nhất hợp tác với Nhật Bản ở 3 kết nối: Hạ tầng giao thông, năng lượng; hạ tầng mềm về thể chế, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và kết nối con người gắn với kết nối số. Đây cũng chính là ba trọng tâm kết nối trong thời gian tới giữa hai nước. “Mong chính quyền các địa phương của hai bên nắm bắt cơ hội, tạo dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác thực chất để góp phần đưa quan hệ hai quốc gia tiếp tục “đơm hoa, kết trái” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam có lãi là 66%; 64% doanh nghiệp trả lời có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

Học viên ngành STEM được vay 440 triệu đồng không thế chấp

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Giải pháp công nghệ thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử