Thứ sáu 22/11/2024 20:06

Việt Nam luôn nằm trong Top 10 các quốc gia hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm

Hơn 2 thập kỷ đem chuông đi đánh xứ người, từ con số 0, ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin giờ đã ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới, luôn nằm trong top 10 các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm, đối tác ưu thích số 1 và đối tác lớn thứ 2 về offshore của Nhật Bản.

Đây là thông tin tại Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2022 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức ngày 23/4/2022.

Tiếp cận nhanh chóng các công nghệ mới

Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và đại điện các bộ, ngành, địa phương, cùng hơn 500 lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của hơn 100 doanh nghiệp công nghệ số có sản phẩm, dich vụ được vinh danh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện

Giải thưởng Sao Khuê trong 2 năm gần đây đã đặt sứ mệnh “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số - Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số” nhằm góp phần định hướng cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Việt Nam sáng tạo, tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số.

174 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc từ 113 cơ quan/doanh nghiệp đã được thống nhất trao Giải thưởng Sao Khuê 2022, trong đó, 10 dịch vụ, giải pháp được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê và 19 Giải thưởng được xếp hạng 5 sao.

Theo số liệu thống kê, 174 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp được trao giải có doanh thu 16.000 tỉ đồng, tương đương 696 triệu USD, cao hơn doanh thu của toàn ngành phần mềm năm 2008, đồng thời 80% sản phẩm, giải pháp được trao giải sử dụng các công nghệ tiên phong như AI, Blockchain, RPA trong đó có những sản phẩm, giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế đặc biệt cao.

Đơn cử như, ứng dụng phục vụ người lao động trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (SmartEVN) của Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin. Đây là nền tảng tích hợp các dịch vụ quản trị nhân lực và hành chính. Hệ thống đã được triển khai tại toàn bộ các đơn vị thành viên của EVN, đến từng người lao động.

Được trao Giải thưởng Sao Khuê 5 sao, hệ thống tự động hoá doanh nghiệp WEONE của FSI là giải pháp giúp các doanh nghiệp đơn giản hóa các hoạt động quản trị, tối đa hiệu suất làm việc và giải quyết các bài toán khó trong vận hành, phù hợp với mọi doanh nghiệp từ nhỏ vài chục người đến các tập đoàn lớn hàng nghìn nhân sự…

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết, qua những con số ấn tượng của Sao Khuê 2022, có thể thấy rõ, các doanh nghiệp công nghệ Việt đã tiếp cận nhanh chóng các công nghệ mới, đồng thời, có sự phân mảnh bài bản trong đầu tư, nghiên cứu các nền tảng, giải pháp tích hợp giữa các doanh nghiệp công nghệ.

Những hệ sinh thái số đang dần được hình thành cho các ngành, các lĩnh vực, các thành phần của nền kinh tế, thể hiện sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ với Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông trong chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, và xung kích cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong chuyển đổi số” - ông Nguyễn Văn Khoa khẳng định.

Thắp lên “ngọn lửa” khát vọng

Theo VINASA, hơn 2 thập kỷ xây dựng và phát triển, ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, từ con số không giờ đã xứng đáng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Cụ thể, đã có gần 300 nghìn lao động, doanh thu 2021 đạt >13 tỷ USD, giải quyết rất nhiều các bài toán ứng dụng CNTT của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, luôn nằm trong top 10 các nước hấp dẫn nhất về gia công xuất khẩu phần mềm.

Các doanh nghiệp nhận Giải thưởng Sao Khuê 2022

Ngành CNTT Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành. Ngày 31/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số.

Để cụ thể hóa chiến lược quan trọng này, ngay sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã phê duyệt chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia, phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, với mục tiêu: Hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam, tập hợp các doanh nghiệp đầu tư phát triển các nền tảng số quốc gia và đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Trước đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết số 33 - NQ/BCSĐ ngày 27/1/2022 về Chương trình chuyển đổi số của Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025. Nghị quyết hướng tới mục tiêu: Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, thực hiện chuyển đổi số, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, chúng ta đã trải qua những thời khắc rất khó khăn do dịch bệnh, trong thời khắc đó, giới công nghệ thông tin và truyền thông đã có những đóng góp rất thiết thực, hiệu quả, góp một phần không thể thiếu vào công tác phòng chống dịch bệnh. Mặc dù, dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn, nhưng cũng tạo ra cơ hội, thúc đẩy ngành công nghệ thông tin.

Chúc mừng tất cả các tập thể, cá nhân đạt được giải thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các giải thưởng về CNTT đã đóng góp cho CNTT phát triển. Tuy nhiên, chúng ta phải không ngừng nghỉ, mà phải đốt nữa lên ngọn lửa khát vọng trong giới của chúng ta để tiếp tục có những đóng góp và ngày càng xứng đáng hơn, góp phần để đất nước Việt Nam đi nhanh hơn, bền vững hơn…

Dẫn câu nói Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình hay nói tới: “Chúng ta muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải cùng nhau”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu, chúng tôi rất muốn không chỉ VINASA, mà tất cả các tổ chức, hiệp hội liên quan đến ICT, chúng ta sẽ có một chương trình chung với nhau để hưởng ứng, đẩy mạnh thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Về phía doanh nghiệp, bà Đỗ Thu Thuỷ - Giám đốc truyền thông - marketing, Công ty FSI chia sẻ, việc đạt được Giải thưởng Sao Khuê là sự động viên, khích lệ cho công ty chúng tôi, đồng thời là đòn bẩy động lực phát triển và sáng tạo các giải pháp công nghệ trong tương lai.

“Chúng tôi cam kết sẽ làm tròn sứ mệnh: Không ngừng đổi mới và sáng tạo các giải pháp công nghệ Việt, không thua kém các sản phẩm quốc tế, qua đó, góp phần phát triển đất nước và giúp các tổ chức, doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế - bà Đỗ Thu Thuỷ nhấn mạnh.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ thông tin

Tin cùng chuyên mục

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?