Việt Nam - Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác lĩnh vực điện
Năng lượng Thứ năm, 08/07/2021 - 18:33 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đó là ý kiến cũng như mong muốn của đại diện cơ quan quản lý, cơ quan xúc tiến thương mại hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như một số doanh nghiệp Hàn Quốc, tại Diễn đàn trực tuyến “Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc: Vì một tương lai bền vững”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Phòng Thương mại Hàn Quốc, tổ chức, chiều ngày 8/7/2021.
Ông Lee Kwan Sup - Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại Hàn Quốc, cho biết: Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Xét về cơ cấu kinh tế, thì nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều lĩnh vực có thể bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Với nền tảng quan hệ ngoại giao, đối tác chiến lược… giữa hai nước đã được thiếp lập, trong tương lai còn có nhiều lĩnh vực hai bên có thể mở rộng hợp tác đầu tư phát triển, bao gồm năng lượng và điện.
![]() |
Diễn đàn trực tuyến "Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc" |
Tính đến nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đã trúng thầu thực hiện khoảng gần chục dự án điện. Mới đây nhất, tháng 10/2020, Tập đoàn Công nghiệp nặng và xây dựng Dosan của Hàn Quốc, đã trúng thầu xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng (Hà Tĩnh, Việt Nam), trị giá 901,9 tỷ Won, gồm 2 tổ máy 600 MW. Đại diện Phòng Thương mại Hàn Quốc, cho rằng, đây là sự khẳng định của phía Hàn Quốc, đồng thời cũng là đánh giá cao từ phía Việt Nam về trình độ kỹ thuật, công nghệ, cũng như kinh nghiệm trong thực hiện các dự án điện của các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Ông Lee Kwan Sup, cho biết, các tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư của Hàn Quốc, hiện đã và đang đẩy mạnh các hoạt động kết nối hợp tác giữa các vùng của Hàn Quốc với Việt Nam trong các lĩnh vực có tiềm năng. Cùng với sự nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam, đại diện Phòng Thương mại Hàn Quốc kỳ vọng, trong thời gian tới, hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng hơn trong các lĩnh vực tiềm năng hai bên đều có nhu cầu và quan tâm.
Tại diễn đàn, đại diện một số doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực điện, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydro)… bày tỏ sự quan tâm lớn và cho biết, sẵn sàng kết nối, gặp gỡ trực tiếp với các đối tác Việt Nam để thảo luận, trao đổi về hợp tác đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, điện, năng lượng mới (hydro)… tại Việt Nam trong tương lai.
![]() |
Thi công dự án điện mặt trời. Ảnh minh họa |
Đánh giá về hợp tác về điện lực giữa Việt Nam và Hàn Quốc, ông Đoàn Hồng Hải - Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cho rằng: Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện, đã nghiên cứu, sở hữu và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào vận hành các nhà máy và hệ thống điện. Đã có nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực điện tại Việt Nam, chẳng hạn như các dự án: Nhiệt điện Mông Dương, Nghi Sơn 2, Vĩnh Tân, Vân Phong 1, các dự án năng lượng tái tạo...
Theo chiến lược phát triển điện lực của Việt Nam, nhu cầu đầu tư trong dài hạn rất lớn, nhất là phát triển các nguồn điện chất lượng cao, có giá cả hợp lý, đa dạng nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện, phát triển năng lượng tái tạo… Mục tiêu là sẽ cung cấp đủ điện cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân tăng 6,6%/năm giai đoạn 2021-2030, tăng 5,7%/năm giai đoạn 2030-2045. Với mục tiêu này, sản lượng điện thương phẩm sản xuất phải đạt 491 tỷ kwh vào năm 2030, đạt 877 tỷ kwh vào năm 2045; tổng công suất các nguồn điện phải đạt 137,2 GW vào năm 2030 (thủy điện chiếm 18%, nhiệt điện than 27%, nhiệt điện khí khoảng 21%, năng lượng tái tạo 29%, nhập khẩu khoảng 4%), đạt 276,7 GW năm 2045 (thủy điện 9%, nhiệt điện than 18%, khí 24%, năng lượng tái tạo 14%, nhập khẩu 2%).
Trong giai đoạn 2021-2030, ông Đoàn Hồng Hải cho biết, Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành khoảng 60.000 MW nguồn điện các loại, nguồn vốn đầu tư cần khoảng 9 tỷ USD/năm. Đặc biệt, theo theo tính toán trong qui hoạch điện 8, khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai, Việt Nam sẽ cần khoảng 13 tỷ USD/năm cho việc đầu tư phát triển điện lực (nguồn điện khoảng 9 tỷ USD, lưới điện 4 tỷ USD). Đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của Hàn Quốc có thể hợp tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, cung cấp các thiết bị… cho các dự án điện tại Việt Nam trong tương lai.
Đại diện VCCI, cho biết, sau diễn đàn này, sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về các doanh nghiệp Hàn Quốc, nhu cầu hợp tác đầu tư hai bên cùng quan tâm, trong đó có lĩnh vực điện, để cung cấp cho các doanh nghiệp phía Việt Nam quan tâm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Điện lực Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án 110kV vào vận hành

Giá xăng dầu chiều 11/8: Giá xăng giảm từ 900-940 đồng/lít

Huy động vốn đầu tư cho các dự án điện: Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Giá cạnh tranh tạo cơ hội thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Lễ bế mạc và trao giải Hội thi Tay nghề Dầu khí lần thứ VII năm 2022
Tin cùng chuyên mục

Giải phóng mặt bằng tại 4 dự án truyền tải điện ở Đồng Nai, chính quyền cần vào cuộc

Đối thoại chính sách cấp cao ASEAN: Sớm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ sử dụng than sang năng lượng sạch

Quảng Ngãi: Các nhà máy thủy điện đảm bảo công tác vận hành

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An: Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng sạch

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không thể chậm trễ. Bài 2: Khoảng cách lớn từ Luật đến thực tiễn

Tỉnh Hà Tĩnh: Muôn kiểu trộm cắp điện

Đề nghị các bộ ngành phối hợp tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo

Tháo gỡ khó khăn cho dự án đường dây 220kV Bắc Giang – Lạng Sơn

Xu hướng chuyển dịch năng lượng đến 2050: Cần tính đến vai trò của điện khí

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không thể chậm trễ - Bài 1: Báo động tình trạng lãng phí

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Đẩy nhanh tiến độ các công trình điện

Góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Thêm cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào ngành dầu khí

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Công Thương lấy ý kiến về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Còn vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng

Thừa Thiên Huế nâng cao năng lực cấp điện ổn định khu công nghiệp Phú Bài

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Vì sao nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ?

Giá xăng dầu chiều 1/8: Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít

Đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Chư Sê và đấu nối

Dự án Truyền tải điện: Chậm tiến độ do khó khăn trong giải phóng mặt bằng
