Ngày 15/4 Ban Thư ký Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam lên hệ thống văn bản chính thức của Liên hợp quốc trong đó rà soát, cung cấp thông tin tóm tắt đánh giá toàn bộ hoạt động mà Việt Nam đã triển khai trong tháng Chủ tịch (1/2020).
Bộ Ngoại giao cho hay, theo thông lệ, các nước đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an, sau khi kết thúc nhiệm kỳ có trách nhiệm xây dựng báo cáo về hoạt động của tháng. Việt Nam đã trao đổi với các nước thành viên Hội đồng Bảo an khác cũng như Ban thư ký Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện báo cáo.
|
Trước sự kiện này, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao ngày 23/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết, việc hoàn tất báo cáo của Việt Nam sớm hơn so với thông lệ, bởi thông thương để hoàn tất báo cáo phải mất 5,6 tháng.
Báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam đã thông tin về 14 cuộc họp mở và 13 cuộc họp kín, tham vấn trong các vấn đề nóng tại châu Phi, châu Á, Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ và các vấn đề chủ đề liên quan duy trì hoà bình và an ninh quốc tế đã được đề cập minh bạch và chi tiết.
Theo ông Ngô Toàn Thắng, đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngay tháng mở đầu năm kỷ niệm 75 năm thực hiện hiến chương Liên hợp quốc, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề ưu tiên trong tháng là "Thúc đẩy, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế". Tại phiên thảo luận mở do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì về chủ đề này thu hút 111 lượt phát biểu, số lượng tham gia cao nhất trong lịch sử các phiên thảo luận mở của Liên hợp quốc, trong đó phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc và 109 quốc gia thành thành viên, quan sát viên Liên hợp quốc.
Ngoài ra, Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức cuộc họp đầu tiên giữa Liên hợp quốc và ASEAN từ Hội đồng Bảo an về thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai tổ chức, tập trung trong các lĩnh vực ưu tiên như giải quyết hòa bình các tranh chấp ngoại giao phòng ngừa, giải trì quân bị, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, hợp tác biển, an ninh hàng hải... Tổng kết tháng Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã tổ chức 30 hoạt động chính thức trong đó có 2 thảo luận mở, 8 cuộc họp nghe báo cáo, 4 cuộc họp thông qua nghị quyết được phát trực tiếp trên hệ thống thông tấn của Liên hợp quốc.
Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế, nhiều cuộc họp thông tin về các hoạt động Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho các nước thành viên, quan sát viên, tổ chức phi chính phủ đối tượng quan tâm khác. Theo đó, Hội đồng bảo an đã thông qua 13 quyết định gồm 4 nghị quyết, 1 quyết định gia hạn các phái bộ các lực lượng cơ chế liên hợp quốc, 1 tuyên bố chủ tịch, 5 tuyên bố báo chí và 2 thông tin báo chí. Đây có thể nói là số quyết định nhiều nhất trong 1 tháng hoạt động của Hội đồng Bảo an trong nhiều năm trở lại đây.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, việc đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mở đầu nhiệm kỳ thành viên Hội đồng bảo an 2020-2021 là thách thức rất lớn, song với nhiều nỗ lực, Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này.