Thứ bảy 26/04/2025 04:54

Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn triển khai nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao M72.

Các quốc gia được lựa chọn để triển khai nghiên cứu về vaccine là những quốc gia có khả năng về nghiên cứu, đồng thời cũng là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Theo báo cáo của WHO, năm 2023, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm, chỉ sau Covid-19. Điều đáng nói, các mục tiêu toàn cầu trong công tác chống lao hiện nay vẫn chậm tiến độ.

Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11/30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu

Tại Việt Nam, thời gian qua, Chương trình Chống lao quốc gia đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2023 có 106.086 trường hợp mắc lao các thể được phát hiện (tăng so với cùng kỳ năm 2021 và 2022 lần lượt là 34% và 2,2%); phát hiện lao kháng đa thuốc năm 2023 là 3.775 bệnh nhân (cao hơn các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 7,8%, 45,8% và 9,5%). Tỷ lệ điều trị thành công của bệnh nhân lao được duy trì ở mức cao (trên 90%).

Tuy vậy, theo giới chuyên gia, công tác chống lao tại Việt Nam còn gặp không ít khó khăn, thách thức: Vẫn còn hơn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị. Bên cạnh đó, công tác sàng lọc phát hiện chủ động lao trong nhóm người nguy cơ cao tại vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, dân sự trong công tác phòng, chống lao còn hạn chế…

Hiện, Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11/30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Tính riêng năm 2023, ước tính có thêm 172.000 người mắc lao và khoảng 13.000 người tử vong do lao. Lao đa kháng thuốc ước tính khoảng 9.200 ca, chiếm 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị.

Để tiến tới chấm dứt bệnh lao, WHO hy vọng vào những đột phá như thuốc mới, phương pháp điều trị mới, công nghệ mới, đặc biệt quan trọng là vaccine phòng bệnh.

Đến thời điểm hiện nay, có 16 loại vaccine lao đã được nghiên cứu các thử nghiệm lâm sàng, trong đó vaccine M72 là nghiên cứu ít nhất 1 lần tiêm đã đạt qua được mức khuyến cáo của WHO với độ bảo vệ khoảng 50%.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh truyền nhiễm

Tin cùng chuyên mục

Cờ đỏ sao vàng - concept 'cháy' nhất những ngày đại lễ 30/4 - 1/5

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

EVNSPC hỗ trợ 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Dịch vụ Luật sư uy tín tại Công ty Luật Tín Minh

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Thụy Điển trao tặng phim tài liệu về 30/4/1975 cho Việt Nam

Tỷ suất sinh giảm, mất cân bằng giới tính kéo dài

Hoàn thành hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính trước 1/5

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Hà Nội với ‘bài toán’ an toàn giao thông cho học sinh

Thời tiết hôm nay 25/4: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 25/4/2025: Gió chuyển hướng Đông Bắc

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường