Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ASEAN - Hoa Kỳ thúc đẩy các cơ hội hợp tác khoa học công nghệ nhất là lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, Al...
Quốc hội Hoa Kỳ đồng hành, ủng hộ sự phát triển của quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ Thủ tướng: Giữ vững hòa bình, duy trì ổn định phải được coi là quan tâm hàng đầu của ASEAN và Hoa Kỳ Thủ tướng dự hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao ASEAN, sáng 11/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 12.

Tham dự hội nghị cùng Thủ tướng Chính phủ còn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cùng đại diện các bộ, ngành liên quan...

Đại diện cho Tổng thống Hoa Kỳ tham dự Hội nghị, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken khẳng định coi trọng ASEAN giữ vị trí trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, an ninh và thịnh vượng, đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Hoa Kỳ, thúc đẩy kết nối các cơ hội hợp tác kinh tế, công nghệ đổi mới sáng tạo, tạo thêm công ăn việc làm, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho 1 tỷ người dân hai bên.

Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, công nghiệp bán dẫn
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 12 - Ảnh: Nguyễn Cường
Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ ASEAN phòng, chống dịch bệnh, nâng cấp lưới điện khu vực, phòng, chống tội phạm mạng và lừa đảo trực tuyến, thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy, cũng như đẩy mạnh giao lưu văn hóa, đồng thời bày tỏ vui mừng Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á sau 10 năm thành lập tiếp tục phát triển với số lượng thành viên ngày càng tăng.

Hội nghị đánh giá cao Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ, lâu dài đối với ASEAN và khu vực thời gian qua, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tích cực tham gia đối thoại xây dựng, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực, đồng thời hoan nghênh Hoa Kỳ tiếp tục tích cực hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, hội nhập, kết nối, phát triển tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển và ứng phó với các thách thức, bao gồm thông qua khuôn khổ Đối tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP).

Các nước hoan nghênh những tiến triển tích cực trong hợp tác thời gian qua. Kế hoạch Hành động ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 được triển khai tích cực với tỉ lệ hoàn thành đạt 98.37%. Năm 2023, Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của ASEAN, có hơn 6.200 doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại ASEAN, với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 74,3 tỷ USD, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 395,9 tỷ USD. Các sáng kiến kinh tế như Thỏa thuận Khung về thương mại và đầu tư ASEAN-Hoa Kỳ (TIFA) và Sáng kiến Mở rộng Hợp tác Kinh tế (E3) tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế số, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (MSMEs), tạo thuận lợi thương mại.

Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, công nghiệp bán dẫn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất đề xuất hai bên tăng cường hợp tác cùng kiến tạo tương lai phát triển phồn vinh thịnh vượng và bền vững - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả, tương xứng với tầm mức quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, ưu tiên đẩy mạnh trao đổi thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, quản trị trí tuệ nhân tạo (AI), y tế, năng lượng, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, … đóng góp vào phát triển nhanh, bền vững và lâu dài của khu vực.

Tại Hội nghị, Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Hoa Kỳ, trông đợi Hoa Kỳ tiếp tục tham gia sâu rộng và tích cực với khu vực, cam kết trách nhiệm, lâu dài đối với ASEAN, ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng và phát huy vai trò trung tâm trong định hình cấu trúc khu vực mở, bao trùm, minh bạch và đề cao luật pháp quốc tế.

Định hướng tương lai phát triển quan hệ, Việt Nam đề xuất hai bên tăng cường hợp tác cùng kiến tạo tương lai phát triển phồn vinh thịnh vượng và bền vững. Theo đó, hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư sẽ là trọng tâm và động lực, cần được đẩy mạnh theo hướng hiệu quả, hài hòa và bền vững, mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, và sẵn sàng chào đón thêm nhiều nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ. Đồng thời, cần đẩy mạnh hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai, thảm họa. Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ phát triển tiểu vùng Mekong thông qua khuôn khổ Đối tác Mekong-Hoa Kỳ, trong đó có việc tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, công nghiệp bán dẫn
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ, lâu dài đối với ASEAN và khu vực thời gian qua, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tích cực tham gia đối thoại xây dựng, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh đó, Việt Nam đề nghị cần tăng cường nỗ lực và dành nguồn lực thích đáng để đưa hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột mới trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN, mở ra không gian phát triển mới, tạo đột phá thúc đẩy Đối tác Chiến lược Toàn diện hai bên phát triển nhanh, bền vững. Theo đó, hoan nghênh các cơ hội hợp tác với các tập đoàn, công ty công nghệ của Hoa Kỳ, nhất là lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và AI.

Đồng thời, Việt Nam đề nghị ASEAN và Hoa Kỳ cần tăng cường phối hợp cùng đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực. Theo đó, đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, phối hợp bảo đảm hoà bình, an ninh và ổn định tại khu vực, trong đó có Biển Đông, ủng hộ nỗ lực sớm đạt được Bộ Quy tắc COC hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, góp phần xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Kết thúc Hội nghị, các Lãnh đạo thông qua Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN-Hoa Kỳ về Thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.

Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, công nghiệp bán dẫn
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Liên quan đến hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, theo số liệu của Cục Thống kê Hoa Kỳ (US Census of Bureau), tính đến hết tháng 7 năm 2024: Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 (cùng kỳ năm ngoái Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11) của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 81,2 tỷ USD tăng 18,7% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 2,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 73,9 tỷ USD (chiếm 3,98% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, tăng 17,7%); nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 7,3 tỷ USD, tăng 29,98% so với cùng kỳ năm 2023.

Đồng thời, tính đến hết tháng 7/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ với Thế giới đạt 3050,9 tỷ USD, tăng 3,9 % so với cùng kỳ; trong đó nhập khẩu của Hoa Kỳ từ thế giới là 1855,6 tỷ USD (tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023) và xuất khẩu của Hoa Kỳ đi thế giới là 1195,2 tỷ USD (tăng 2,7% so với cùng kỳ 2023).

Cùng với đó, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 66,6 tỷ USD và xếp thứ 3 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ (sau Trung Quốc với 157,8 tỷ USD và Mexico với 95,9 tỷ USD).

Nhìn chung, theo đánh giá so với cùng thời điểm của năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã khởi sắc rõ rệt, và dần quay lại đà tăng trưởng ổn định như năm 2022. Nếu như năm 2023, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (top 15 nhóm hàng) đều có tốc độ tăng trưởng âm (12/15 nhóm hàng: đồ gỗ nội thất, giày dép, quần áo, máy móc thiết bị điện tử thu âm, thu hình..), thì 7 tháng đầu tiên năm 2024, số mặt hàng có tăng trưởng âm đã giảm rõ rệt (chỉ còn 5/15 nhóm hàng). Một số mặt hàng trong top 15 xuất khẩu có kim ngạch tăng trưởng dương là: đồ gỗ nội thất (21,98%; đạt giá trị 7,2 tỷ USD); máy móc, thiết bị quang học, đo lường y tế (11,8%; đạt giá trị 879,8 triệu USD); và máy xử lý dữ liệu tự động, mã hóa; các loại máy văn phòng, máy in; dụng cụ thiết bị cầm tay, khí nén thủy lực...(82,01%; đạt giá trị 15,3 tỷ USD); giày dép (13,4%, đạt giá trị 4,9 tỷ USD); cao su và sản phẩm cao su (32,3%; đạt giá trị 960 triệu USD); nhựa và sản phẩm nhựa (34,7%; đạt giá trị 1,87 tỷ USD); gỗ và sản phẩm gỗ (34,1%; đạt giá trị 560,6 triệu).

Một số mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng dương như: máy móc, thiết bị điện tử (2,48 tỷ USD; 198,0%); Thức ăn gia súc, phế phẩm thực phẩm (409,7 triệu USD; 47,8%); (3) Nhựa và sản phẩm nhựa (439,6 triệu USD; 22,5%); (4) Quả và quả hạch ăn được, họ cam (199,5 triệu USD; 10,4%); Máy xử lý dữ liệu tự động, mã hóa; các loại máy văn phòng, máy in; dụng cụ thiết bị cầm tay, khí nén thủy lực...(16,1%; đạt giá trị 308,8 triệu USD); Gỗ và sản phẩm gỗ (42,1%; đạt giá trị 208,3 triệu USD).

Cũng theo số liệu của Hải quan Việt Nam tính đến hết tháng 7 năm 2024: Tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt khoảng 74,9 tỷ USD (tăng 22,4% so với cùng kỳ 2023), trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 66,4 tỷ USD (tăng 25,1% so với cùng kỳ 2023; chiếm tỷ trọng 29,2% tổng xuất khẩu); nhập khẩu từ Hoa Kỳ 8,45 tỷ USD (tăng 5,0 % so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 3,97% tổng NK). Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam là 57,9 tỷ USD (tăng 28,7% so với cùng kỳ 2023).

Nguyên Minh - Nguyễn Cường đưa tin từ Viêng Chăn - CHDCND Lào
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 23/12, đồng chí Phan Trọng Tấn được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Về thông tin nhân sự ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội.
Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn theo dõi, chỉ đạo xử lý một số kiến nghị của Cà Mau trong đó có việc mở rộng Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động