Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển nền kinh tế số

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng kinh tế số của Việt Nam trong năm 2021 dự kiến đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020.

Thời gian qua, kinh tế số trên thế giới tăng trưởng rất nhanh, trở thành “chìa khoá” cho không ít nền kinh tế vươn ra toàn cầu, tại Việt Nam, xu hướng này cũng không ngoại lệ. Theo đánh giá của các chuyên gia tại diễn đàn trực tuyến “Chuyển đổi số - Thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo với 5G” diễn ra vào sáng ngày 14/12, Việt Nam đang sở hữu những điều kiện rất tốt để xây dựng nền kinh tế số. Những điều kiện này bên cạnh đến từ cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan liên quan, thì còn đến từ môi trường kinh doanh của Việt Nam. Cụ thể, về cơ chế, chính sách, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định, đến năm 2025 kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.

Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển nền kinh tế số
Các đại biểu tham dự diễn đàn

Cũng liên quan đến cơ chế, chính sách, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Võ Thành Thống cho biết, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, định hướng chỉ đạo, cần tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, hướng tới phát triển nhanh, bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định, việc chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu tất yếu, khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

“Chuyển đổi số càng trở nên cấp bách khi dịch Covid-19 đã tác động, thay đổi cuộc sống, thói quen của con người, gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có, buộc các tổ chức, cá nhân và cả cơ quan quản lý nhà nước cũng phải thay đổi để thích ứng” – Thứ trưởng Võ Thành Thống thông tin.

Về môi trường đầu tư, Việt Nam hiện là điểm đến của nhiều công ty công nghệ thông tin và công nghệ thông minh hàng đầu thế giới như: Apple, Samsung, Ericsson, ABB… trong đó, có những tập đoàn cam kết đầu tư lâu dài và coi Việt Nam là “cứ điểm” sản xuất toàn cầu của họ. Bên cạnh các tập đoàn nước ngoài, rất nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ và vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, điển hình như: Tập đoàn FPT, Viettel…

Ở góc độ bộ, ngành, Bộ KH&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Thông tin và truyền (TT&TT) thời gian qua cũng có nhiều chính sách phát triển kinh tế số. Trong đó, Bộ KH&ĐT đã có 3 chương trình hành động phát triển kinh tế số, bao gồm: Tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo, kinh tế số; xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam nhằm hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Với Bộ TT&TT, nhận thức được rằng, để tận dụng được cơ hội phát triển kinh tế số thì 5G được xem là một nền tảng không thể thiếu, bởi đó là nền hạ tầng số, dữ liệu vô hạn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra quá trình phát triển kinh tế - xã hội to lớn. Đồng thời thực hiện mục tiêu, viễn thông Việt Nam phải đi cùng nhịp với các quốc gia phát triển trên thế giới trong việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, nhất là hạ tầng băng thông rộng, trong đó có mạng di động 5G.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT): Bộ TT&TT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2021/NĐ-CP về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần. Đồng thời, đã ban hành các quy chuẩn về 5G, đặt mục tiêu sẽ chính thức cấp phép thương mại hoá 5G trong năm 2022 và sớm phủ sóng đến các khu công nghiệp công nghệ cao; khu vực có nhu cầu, đây là quyết tâm của ngành thông tin và truyền thông trong việc đưa Việt Nam đồng hành với các nước đi đầu về 5G… Đây được đánh giá là những yếu tố quan trọng, hỗ trợ nền kinh tế số của Việt Nam phát triển.

Thừa nhận Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển nền kinh tế số, đồng thời khẳng định, kinh tế số sẽ giúp sản sinh ra những loại hình doanh nghiệp và mô hình kinh doanh mới, mang lại cơ hội và tạo ra giá trị mới trong các lĩnh vực sản xuất, giao thông vận tải, chăm sóc sức khoẻ, năng lượng và các lĩnh vực khác. Trong đó, 5G sẽ mở ra những tiềm năng lớn cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar – cho rằng: Để phát triển kinh tế số Việt Nam cần cải thiện vùng phủ sóng ở nông thôn, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách số, phát triển công nghiệp theo hướng 4.0 và gia tăng đóng góp của lĩnh vực truyền thông số vào GDP.

Với bà Mary Hallward-Driemeier - Cố vấn kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện là thời điểm lý tưởng để Việt Nam thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, nhằm hướng tới khả năng cạnh tranh, phục hồi sau Covid-19, đồng thời đạt mục tiêu tham vọng cho nền kinh tế số đạt 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Tuy vậy, để phát triển kinh tế số, Việt Nam vẫn cần một khung khổ về chính sách cạnh tranh và sáng tạo để thúc đẩy mô hình kinh doanh, chuyển đổi số.

Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số không chỉ là định hướng mà còn là đích đến của Việt Nam trong tương lai gần. Chuyển đổi số được cho là sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của Việt Nam hậu Covid-19.
Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Hệ thống giám sát S2S của Xanh SM được tài xế, hành khách đánh giá cao nhờ tăng cường an toàn trong các tình huống khẩn cấp.
Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ không chỉ là tấm khiên bảo vệ thành quả sáng tạo mà còn là “chiếc chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp Việt tự tin bước ra sân chơi toàn cầu.
Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt 45 tỷ USD vào năm 2025, quảng cáo kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng.
Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

THACO AUTO giới thiệu loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho 6 dòng xe nổi bật: Kia New Carnival Hybrid, Mazda CX-5, New Peugeot 2008, BMW X3, MINI Clubman và BMW R 18.
Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

C7 SHS (hệ thống Super Hybrid) – mẫu xe mới được trang bị công nghệ SHS tiên tiến, sẽ ra mắt vào ngày 23/4 và chính thức bước vào hành trình thử thách ngày 24/4

Tin cùng chuyên mục

Phát triển hạ tầng số xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát triển hạ tầng số xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát triển trung tâm dữ liệu xanh, giảm tiêu thụ năng lượng là một trong những yêu cầu trọng tâm trong phát triển hạ tầng số xanh.
Công nghệ xanh – Chìa khóa cho tương lai hạ tầng số

Công nghệ xanh – Chìa khóa cho tương lai hạ tầng số

Hội nghị DCCI Summit 2025 do Viettel IDC tổ chức diễn ra ngày 22/4 tại Hà Nội đã quy tụ các chuyên gia hàng đầu về trung tâm dữ liệu, Cloud và trí tuệ nhân tạo.
Ford Everest Sport bản đặc biệt  màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Ford Everest Sport bản đặc biệt màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao: logo EVEREST trên nắp capo, giá bán xấp xỉ 1,2 tỷ đồng.
Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có gì mới?

Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư số 15 quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
Trách nhiệm người đứng đầu trong phát triển khoa học - công nghệ

Trách nhiệm người đứng đầu trong phát triển khoa học - công nghệ

Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Điện lực TKV đẩy mạnh số hóa và sáng kiến kỹ thuật

Điện lực TKV đẩy mạnh số hóa và sáng kiến kỹ thuật

Tự động hóa, tin học hóa và chuyển đổi số đang trở thành trụ cột trong sản xuất tại Tổng công ty Điện lực- TKV, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành, phát triển.
Doanh nghiệp công nghệ mang trí tuệ Việt ra thế giới

Doanh nghiệp công nghệ mang trí tuệ Việt ra thế giới

Tại lễ trao giải Sao Khuê, theo Chủ tịch VINASA, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà còn mang trí tuệ Việt ra thế giới.
Quản lý năng lượng hiệu quả giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD

Quản lý năng lượng hiệu quả giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD

Doanh nghiệp toàn cầu có thể tiết kiệm tới 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030 nếu tối ưu hóa quản lý năng lượng và Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này.
Công nghệ số tạo động lực cho chuyển đổi xanh

Công nghệ số tạo động lực cho chuyển đổi xanh

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, các công nghệ số thế hệ mới tạo động lực cho chuyển đổi xanh là AI, IoT, Big Data, chip bán dẫn.
NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

Hội nghị khoa học toàn quốc NSCTEX 2025 mở ra diễn đàn kết nối các nhà khoa học, viện trường và doanh nghiệp nhằm đổi mới sáng tạo ngành dệt may, da giày.
Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Những định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước đang tạo nền tảng thuận lợi để thúc đẩy một làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ xanh...
Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

"Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn" là một trong 3 chủ đề của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.
Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc trong các dịch vụ di động và có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

Tại VIPC Summit 2025, dòng vốn tư nhân và chiến lược công nghệ hội tụ, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung chi cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda Việt Nam đã chính thức bàn giao những chiếc xe máy điện ICON e: đầu tiên tới tay khách hàng, đánh dấu bước khởi nguyên của kỷ nguyên di chuyển xanh.
Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Thị trường ô tô Việt Nam khởi sắc khi lượng bán ra trong tháng 3 tăng 47% so với tháng 2. Lượng xe nhập khẩu bán ra vượt qua cả xe sản xuất trong nước.
Số hóa và AI:

Số hóa và AI: 'Chìa khoá' mới cho chuyển dịch năng lượng

Số hóa và AI sẽ là động lực chính cho chuyển dịch năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất qua việc giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng.
Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng mạng xã hội và nhắn tin, với tỉ lệ yêu thích đạt 54% - vượt xa Messenger và Facebook.
AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Nếu không có sự bảo vệ mạnh mẽ, AI có thể trở thành mục tiêu và vũ khí cho tội phạm mạng.
Mobile VerionPhiên bản di động