Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành "thiên đường golf của châu Á"

Với bờ biển dài hơn 3.260 km, địa hình đa dạng, Việt Nam là đất nước có lợi thế phát triển các loại hình du lịch phong phú, trong đó có du lịch golf. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và cơ hội để trở thành "thiên đường golf của châu Á".

Du lịch golf là một dạng của du lịch thể thao mà trong đó khách đi du lịch với mục đích chính là chơi golf hoặc kết hợp xem chơi golf, tham quan các sân golf trong chuyến đi.

Hiện nay Việt Nam đã có 80 sân golf 18 hố đi vào hoạt động và đến 2025 sẽ có 200 sân golf 18 hố đi vào hoạt động. Các sân golf tại Việt Nam có chất lượng tốt, đẳng cấp, đều do những golfer nổi tiếng thế giới thiết kế, có sự khác biệt dựa trên lợi thế về đặc điểm địa hình và các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa để hấp dẫn khách du lịch yêu thích chinh phục nhiều sân golf độc đáo, nhiều thách thức và trải nghiệm khác biệt.

Ông Trần Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam nhận định, nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển golf với vị trí địa lý và cự ly bay lý tưởng. Việt Nam cũng gần các thị trường golf có mức tăng trưởng cao nhất thế giới và sở hữu nguồn tài nguyên, du lịch thiên nhiên và văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Các sân golf của Việt Nam được thiết kế và đầu tư chuyên nghiệp, đặc biệt, khí hậu Việt Nam cho phép khách du lịch golf hoạt động quanh năm.

Golf của Việt Nam cũng có nhiều cơ hội phát triển khi khu vực châu Á đang dẫn đầu thị trường golf toàn cầu và có mối quan hệ kinh tế, văn hóa đặc biệt với hai thị trường golf hàng đầu là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành
Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển du lịch golf

Tuy vậy, dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng sản phẩm du lịch golf ở Việt Nam còn hết sức hạn chế do lượng sân golf còn ít, tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chơi golf chưa cao trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.

Hầu hết các công ty lữ hành chưa quan tâm mạnh mẽ đến du lịch golf, nhân lực du lịch chưa được đào tạo đầy đủ; sản phẩm du lịch golf vẫn còn nghèo nàn, đơn giản. Các thành phần của ngành du lịch Việt Nam chưa kết nối với golf, chưa sử dụng công nghệ trong du lịch golf…

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc thừa nhận, sự liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và sân golf còn lỏng lẻo, du lịch golf chưa kết nối với các loại hình du lịch khác như MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), caravan, chưa có các giải thưởng chuyên nghiệp, các sân golf chưa liên kết với nhau cũng như chưa có các giải pháp về xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch golf bài bản.

Trước tác động của Covid-19 đang làm thay đổi xu hướng và tư duy du lịch của thị trường, trong đó nhu cầu du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với các hoạt động thể thao, nghỉ dưỡng gia tăng, do đó đây chính là cơ hội để du lịch golf tại Việt Nam phát triển.

Số liệu từ Viện nghiên cứu Phát triển du lịch cho thấy, trong số hơn 15,5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2018, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chơi golf hay kết hợp mục đích chơi golf chỉ chiếm khoảng 0,8%. Thị trường khách du lịch golf chính đến Việt Nam hiện nay là khách Hàn Quốc, tiếp đến là Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.

"Nếu nhìn vào số liệu khách du lịch golf trên phạm vi toàn cầu và định hướng thị trường khách quốc tế trọng điểm đến Việt Nam trong thời gian tới, thực trạng và hướng phát triển golf, hoàn toàn có thể khẳng định du lịch golf Việt Nam còn có dư địa lớn để phát triển, thu hút nhiều khách đến từ các thị trường du lịch golf của Mỹ, Tây Âu và Đông Bắc Á"- Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch chi ra.

Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể thu hút thị trường, phát huy những lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch golf cũng như tạo đột phá trong phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam trong những năm tới?

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, cần phải có giải pháp đồng bộ, như hoàn thiện hệ thống các sân golf chất lượng, đẳng cấp, tạo sự khác biệt; phát triển bộ môn thể thao golf và du lịch golf thông qua các hoạt động như tổ chức các giải đấu golf cả chuyên nghiệp; định vị Việt Nam – điểm đến du lịch golf nổi bật của châu Á và của Thế giới; tăng cường xúc tiến quảng bá về điểm đến golf chất lượng ở Việt Nam; Hợp tác với các nước có thế mạnh du lịch golf và các loại hình du lịch có quan hệ chặt chẽ với du lịch golf như Thái Lan, Malaysia để thu hút thị trường theo quan điểm các bên cùng có lợi.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cũng cho rằng, để phát triển golf hiệu quả cần có chiến lược lâu dài và mang tính tổng thể chung cho tất cả các doanh nghiệp. “Các doanh nghiệp golf sẽ cần bàn bạc với nhau cụ thể, chi tiết, đồng thời cần có sự liên kết để tạo thành một hệ thống, trên cơ sở luôn coi golf là một thế mạnh của Việt Nam để phát triển”- ông Bình cho hay.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia kiến nghị, cần thúc đẩy nghiên cứu thị trường golf của Việt Nam, như tùy vào năng lực, định hướng của từng doanh nghiệp để phát triển các loại hình khách khác nhau như nhóm khách ưu tiên và nhóm khách du lịch thông thường gắn với chơi golf…; tăng thêm những dịch vụ đi kèm theo golf…

Ông Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam nhấn mạnh, để du lịch golf phát triển, các công ty lữ hành đóng vai trò rất quan trọng, bởi những đơn vị này chính là khâu kết nối với hàng không, sân golf, các địa điểm đến, nhà hàng, khách sạn... Bên cạnh đó, cần tăng cường sự kết nối, trong đó, cần ứng dụng mạnh công nghệ để kết nối thuận tiện nhất về thông tin, giao lưu câu lạc bộ golf. Những hoạt động của sân golf này kết nối với sân golf khác, địa bàn khác. Chính quyền cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp, lữ hành kết nối với nhau để mở rộng du lịch golf giữa các địa điểm.

Trong tương lai, golf sẽ trở thành một loại hình giải trí toàn cầu với các thị trường mới đang phát triển ở châu Á, Mỹ La tinh, Trung Đông và Đông Âu. Đón đầu xu thế này, ông Nguyễn Lê Phúc khẳng định, chủ trương của ngành du lịch Việt Nam là phát huy những lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch golf theo hướng bền vững, đây được xem là một trong những định hướng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam những năm tới.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch khuyến nghị, phát triển du lịch gofl phải hướng tới phát triển bền vững, tôn trọng và bảo vệ môi trường và chia sẻ lợi ích cộng đồng là hàng đầu. Đồng thời, phát triển du lịch golf phải sử dụng tài nguyên có trách nhiệm, thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái, tạo cảnh quan, phong cảnh đẹp, tạo việc làm, thu nhập cho cộng đồng dân cư.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024 với chủ đề “Sa Pa - thổ cẩm miền sương mây” sẽ diễn ra từ ngày 08/11/2024 đến ngày 10/11/2024, tại Sa Pa...
Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Từ ngày 15 - 23/11/2024, tại thành phố Hòa Bình, sẽ diễn ra Tuần văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm hấp dẫn.
Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Ngày 03/11/2024 vừa qua, Khu du lịch sinh thái Đất Thép Farm chính thức khai trương chào đón du khách.
Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Dinh Bảo Đại Đà Lạt đang xuống cấp nghiêm trọng sau 6 tháng tạm dừng hoạt động, thể hiện sự lãng phí và cùng với đó là sự tiếc nuối của du khách thập phương.
Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (Gia Lai) 2024 diễn ra với rất nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Tháng 10/2024, kinh tế tỉnh Tây Ninh tăng trưởng tích cực. Tính 10 tháng đầu năm, tỉnh đón hơn 4,6 triệu lượt du khách, thu trên 2.500 tỷ đồng từ du lịch.
Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Ngày 1/11, tại TP. Đồng Hới, Công ty Appota Group phối hợp cùng Netin Travel đã tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch”.
Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Trong tháng 10/2024, ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón hơn 4,1 triệu lượt khách quốc tế và trong nước, doanh thu đạt 16.251 tỷ đồng.
Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Những chuyến du lịch ngủ, nghỉ dưỡng chữa lành giúp thanh lọc cơ thể đang trở thành trào lưu được Gen Z hưởng ứng để giảm áp lực trong công việc và cuộc sống
Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu”, khẳng định TP. Đà Lạt là thành phố Festival Hoa và là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO.
Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tỉnh Gia Lai đề nghị Tổng công ty Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6/11 đến 12/11.
Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung định hướng quy hoạch phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao, bền vững với 4 nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.
Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch –

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Tối 26/10, chương trình “Dấu ấn mùa Đông - thị trấn Tam Đảo 120 năm hình thành và phát triển” được tổ chức đã thu hút đông đảo người dân và du khách.
Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Tối 25/10, chương trình quảng bá du lịch thành phố Phúc Yên “Festival Đại Lải”, Vĩnh Phúc diễn ra với quy mô và nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc...
Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Các điểm tham quan, thưởng ngoạn du lịch tại Thừa Thiên Huế ngoài di sản, thắng cảnh nổi bật thì hệ thống lăng các vua triều Nguyễn có sức hút du khách.
Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Ngày 25/10, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp báo chương trình kích cầu du lịch năm 2024 và công bố khu, điểm, tour, tuyến du lịch tỉnh.
Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo ra sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng có của Lạng Sơn
Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định cho phép UBND huyện Bát Xát được sử dụng địa danh “Y Tý” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Y Tý”.
Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Với việc có đường bay thẳng đến Ahmedabad (Ấn Độ), TP. Đà Nẵng hướng đến mục tiêu thu hút khách du lịch Ấn Độ - thị trường đông dân nhất thế giới.
Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác thế mạnh, kết hợp bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống với các loại hình du lịch.
Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Sáng 21/10, tỉnh Quảng Ninh đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu trên tàu Viking Orion theo hành trình dọc châu Á.
Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Phân khúc thị trường khách cao cấp đối với du lịch Việt Nam còn rất lớn. Vì vậy, để đón cơ hội vàng, cần nhận diện nhu cầu, sở thích của tệp khách hàng này.
Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 Việt Nam đặt mục tiêu đón 25-28 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2025.
Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Điện Thái Hòa - Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang chờ ngày đón du khách.
Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Thừa Thiên Huế tập trung triển khai các chương trình năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025 nhằm tạo điểm nhấn trong phát triển ngành dịch vụ du lịch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động