Việt Nam có cơ sở vượt qua thách thức kinh tế trong năm 2023

Vượt qua bao lo lắng bộn bề, năm 2022 đã khép lại với nhiều điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận diện, đối phó 3 thách thức kinh tế 2023

Dù những thành tựu này được cho sẽ là tiền đề tốt để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, nhưng những khó khăn tích tụ trong thời gian qua vẫn còn đó, cộng với thách thức mới phát sinh, chưa từng có tiền lệ, sẽ tiếp tục là rào cản lớn cho phát triển đất nước trong năm 2023.

Nhận diện những khó khăn, cũng như cơ hội để phát huy nội lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành tốt nhất kế hoạch, mục tiêu đã đề ra là những gì cần hướng đến.

Nhân dịp đầu xuân, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia đã “xông đất” chuyên mục Trò chuyện chuyện Chủ nhật, cùng PV Báo CAND trao đổi về những gam màu tươi sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội còn nhiều thách thức của năm mới.

P.V: Thưa TS, Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nhận định, năm 2023, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Vậy theo ông, chúng ta nên lạc quan ở mức độ nào?

TS Cấn Văn Lực: Trong Nghị quyết 01, Chính phủ đã xác định chủ đề điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả", với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, với 147 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, nhóm giải pháp đầu tiên là "Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế". Như vậy, Nghị quyết 01 đã chỉ rõ quan điểm điều hành và đưa ra các nhóm trọng tâm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Các quan điểm điều hành rất đáng chú ý như: Không chuyển trạng thái đột ngột, giật cục; Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; Điều hành cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế, giữa tỷ giá và lãi suất... Thực tế đã cho thấy, với sự điều hành linh hoạt và chủ động của Chính phủ, năm 2022, chúng ta đã đạt được nhiều điểm sáng về kinh tế - xã hội. Tôi tin rằng, với quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết 01 này cùng với khả năng thích ứng, linh hoạt, bản lĩnh và kinh nghiệm điều hành, Việt Nam có cơ sở vượt qua những thách thức lớn trong năm 2023.

4-0.jpg -0
TS Cấn Văn Lực.

PV: Năm 2022, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, lập được một số kỷ lục trong bối cảnh khó khăn “chưa từng thấy”. Điều này cho thấy tiềm lực nội tại và khả năng thích ứng, chống chịu của Việt Nam là rất lớn?

TS. Cấn Văn Lực: Đúng vậy, năm 2022 vừa qua, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều nước đang rơi vào suy thoái kỹ thuật hoặc tăng trưởng chậm lại rõ rệt; lạm phát toàn cầu đứng ở mức cao; thị trường tài chính - tiền tệ, hàng hóa toàn cầu biến động mạnh nhưng Việt Nam kiên định với chiến lược “Sống chung an toàn, linh hoạt với COVID-19”, mở cửa và khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh tế - xã hội và ban hành nhiều chính sách, giải pháp phục hồi, ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam có bước phục hồi mạnh mẽ, khá toàn diện, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm 2022.

Thứ nhất, GDP tăng trưởng tốt, đạt 8,02% cả năm 2022, cao hơn mục tiêu 6,5%, và là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 1998 trở về đây, cho thấy, sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, lạm phát được kiểm soát dù áp lực gia tăng là rất lớn. CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% (cao hơn so với mức tăng 1,84% của năm 2021) song vẫn thấp hơn mức mục tiêu khoảng 4%.

Thứ ba, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục, ước đạt 732,6 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước, vượt mục tiêu tăng 8% trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, cán cân thương mại thặng dư hơn 11 tỷ USD.

Thứ tư, hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc nhờ các hoạt động kinh tế - xã hội được khôi phục gần như hoàn toàn, dù các khó khăn, thách thức đang ngày càng tăng. Trong bối cảnh rủi ro bên ngoài tăng, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, lãi suất và tỷ giá tăng, gia tăng gánh nặng trả nợ, chi phí sản xuất gia tăng, đầu ra cho tiêu thụ hàng hóa (nhất là xuất khẩu) đang bị thu hẹp…, song số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt động đều tăng mạnh (khoảng 33%).

Thứ năm, các tổ chức quốc tế và định hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao nỗ lực phục hồi, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam. IMF, WB, ADB…, đều đánh giá tích cực nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng 8% trong năm 2022 và dự báo khoảng 5,8%-6,3% trong năm 2023, đánh giá cao Việt Nam kiểm soát tốt các cân đối vĩ mô.

P.V: Những thành tựu này sẽ là tiềm lực, cũng là động lực để phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023?

TS Cấn Văn Lực: Đúng vậy. Trên đà thắng lợi này, chúng ta sẽ có thêm niềm tin cũng như nền tảng để tiếp tục tiến lên phía trước. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế cũng như những hạn chế nội tại của nền kinh tế đang trở thành những rào cản lớn, thách thức cho Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao; kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn trong năm 2023. Điều này đòi hỏi cần có những chính sách, biện pháp kịp thời hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cũng như phát triển kinh tế bền vững hơn.

P.V: Cụ thể, đó sẽ là những khó khăn gì, thưa ông?

TS Cấn Văn Lực: Trong bối cảnh quốc tế bất ổn kéo dài, thị trường hàng hóa, tài chính – tiền tệ và thương mại quốc tế dự báo tiếp tục có nhiều biến động khó lường, kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khiến chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% và CPI bình quân ở mức 4,5% trong năm 2023 sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi nhiều nỗ lực mới đạt được. Có thể nhận diện những rủi ro, thách thức chính đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2023 như sau:

Một là, môi trường quốc tế vẫn trong xu hướng xấu, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu và có những tác động tiêu cực rõ nét hơn. Đó là, khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine dai dẳng, kéo dài và ngày càng phức tạp, khó đoán định; Đại dịch COVID-19 chưa chính thức kết thúc và kinh tế Trung Quốc dù sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm nay nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn sau khi nới lỏng chính sách kiểm soát COVID-19; Lạm phát toàn cầu đã qua đỉnh, nhưng vẫn ở mức cao do giá cả các mặt hàng thiết yếu, như: năng lượng, lương thực... dù giảm, nhưng còn ở mức cao; Thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế còn nhiều biến động, thanh khoản còn eo hẹp, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ đã bị thu hẹp tại hầu hết các nền kinh tế; Ba đầu tàu của kinh tế thế giới (Mỹ, EU và Anh Quốc) dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2023, thậm chí có thể rơi vào suy thoái nhẹ, trước khi hồi phục từ năm 2024, trong khi Trung Quốc chưa thể tăng trưởng cao; Các tranh chấp, căng thẳng thương mại, công nghệ giữa các nước có dấu hiệu tăng trở lại; An ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh chuỗi cung ứng còn bị đe dọa; Các rủi ro khác (biến đổi khí hậu, thiên tai, các loại dịch bệnh khác...) vẫn phức tạp, khó lường. Những yếu tố rủi ro trên, nhất là nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu (dù nhẹ, cục bộ và ngắn hạn), Trung Quốc còn nhiều khó khăn và thị trường tài chính, tiền tệ tiềm ẩn rủi ro đã và đang tác động tiêu cực rõ nét đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% là rất thách thức.

Hai là, giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 vẫn chậm so với kế hoạch.

Ba là, áp lực lạm phát còn tăng, lãi suất ở mức cao và áp lực tỷ giá biến động vẫn là thách thức lớn trong năm 2023.

Bốn là, một số thị trường then chốt, như: thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và lao động... còn nhiều rủi ro, thanh khoản còn eo hẹp; vấn đề pháp lý (nhất là bất động sản) và vốn cho doanh nghiệp, người dân chưa thể giải quyết ngay, đang là những thách thức đặt ra. Chính phủ, các cơ quan quản lý đã nhận diện và quyết tâm chấn chỉnh, khắc phục và lành mạnh hóa; được kỳ vọng tốt lên trong thời gian tới.

Năm là, nợ xấu tiềm ẩn vẫn là thách thức trong bối cảnh khi kinh tế Việt Nam năm nay dự báo khó khăn hơn, thanh khoản nền kinh tế, thị trường vốn và bất động sản cần thời gian để khắc phục.

4-1.jpg -0
Nhiều thách thức đối với nền kinh tế trong năm 2023. Ảnh minh họa.

P.V: Vậy, chúng ta cần làm gì để vượt qua những khó khăn này, thưa ông?

TS Cấn Văn Lực: Để hạn chế tác động tiêu cực, tận dụng thời cơ, đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2023, cần quyết liệt, khôn khéo và linh hoạt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; triển khai các giải pháp kịp thời, hiệu quả như đã đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Theo đó, cần phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; giữa đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân trong bối cảnh đầu tư tư nhân tăng khá thấp so với 2 kênh dẫn vốn còn lại trong 2 năm qua.

Đẩy nhanh triển khai Chương trình phục hồi, các chương trình mục tiêu quốc gia (nhất là các cấu phần còn bị chậm) và giải ngân đầu tư công tạo động lực tăng trưởng; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giảm thiểu thực chất, mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng, kiến tạo thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách kinh tế với các trọng tâm: Tăng cường kiểm soát rủi ro vĩ mô, sớm giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm trên (các thị trường: trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản nhằm lấy lại niềm tin cho thị trường, nhà đầu tư và luôn đảm bảo các mặt hàng: xăng dầu, thuốc men, trang thiết bị y tế…); Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ nhằm bình ổn tỷ giá, lãi suất, điều hành tín dụng ở mức phù hợp; Tập trung phát huy vai trò chủ lực của chính sách tài khóa và giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023, nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hẹp dần và thu thuế sẽ khó khăn hơn.

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu và biến động mạnh lãi suất, tỷ giá, như: tiếp tục chủ động khai thác tốt hơn các FTAs, thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, đối tác xuất – nhập khẩu; điều hành chính sách tiền tệ (tỷ giá, lãi suất) cơ bản ổn định, có khả năng dự báo; tiếp tục đẩy mạnh cải thiện thực chất thủ tục hành chính.

Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, cải thiện mạnh mẽ và thực chất hơn môi trường đầu tư, kinh doanh để tháo gỡ vướng mắc lớn hiện tại (như pháp lý đất đai, bất động sản, vốn…), cơ chế, chính sách cần ổn định, minh bạch, nhất quán, không giật cục, và xây dựng thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, mô hình kinh doanh mới; đồng thời đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Chủ động xây dựng chiến lược, giải pháp cụ thể để tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Việt Nam…

P.V: Xin trân trọng cảm ơn TS!

Theo Công an Nhân dân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng.
Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I năm 2024.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024, lãi suất tiết kiệm 19/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Năm 2024, FPT lên kế hoạch đầu tư 6.500 tỷ đồng tập trung vào ba lĩnh vực chính, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng viễn thông và giáo dục.
Sau trào lưu “bùng nợ”, FE Credit báo lỗ kỷ lục

Sau trào lưu “bùng nợ”, FE Credit báo lỗ kỷ lục

Chịu ảnh hưởng của trào lưu “bùng nợ”, 2 năm trở lại đây FE Credit liên tục báo lỗ. Trong năm 2023, công ty tài chính này báo lỗ sau thuế gần 3.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Ông Giang Tuấn Anh bị phạt 575 triệu đồng vì đã sử dụng 23 tài khoản để thao túng cổ phiếu DST của Công ty Đầu tư Sao Thăng Long.
BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh vừa tổ chức gặp gỡ và trao số tiền hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn.
Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Kinh tế trưởng của ADB cho rằng, diễn biến tỷ giá hiện vẫn nằm trong biên độ của Ngân hàng Nhà nước, nên chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp.
Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Ngày 17/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã thông qua việc đổi tên thành Lộc Phát Việt Nam.
Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Áp lực cung vẫn ở mức cao trong khi dòng tiền có dấu hiệu “hụt hơi” là nguyên nhân khiến cho VN-Index đóng cửa giảm 22,67 điểm (-1,86%) xuống còn 1.193 điểm.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024, lãi suất tiết kiệm 17/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Nhiều ngân hàng tung ra gói tín dụng cho vay mua nhà với lãi suất thấp cùng với hàng loạt ưu đãi như giãn trả nợ gốc, thủ tục giải ngân nhanh chóng.
Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.
Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Khác với các năm trước, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A), chào bán cổ phần cho nhà đầu nước ngoài vắng bóng.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có các văn bản gửi các bộ, ngành chức năng nhằm tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Triển vọng nào cho thị trường tài chính Việt Nam 2024?

Triển vọng nào cho thị trường tài chính Việt Nam 2024?

Dù còn không ít khó khăn, song triển vọng về thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được dự báo có nhiều yếu tố tác động tích cực, kênh dẫn vốn đa dạng hơn.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.
Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Sau phiên tăng điểm tốt vào cuối tuần trước, đầu tuần thị trường mở cửa trong trạng thái rung lắc mạnh, nhóm vốn hoá lớn là “tội đồ” khiến thị trường giảm sâu.
15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu vàng miếng

15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu vàng miếng

Có khoảng 15 đơn vị, bao gồm cả các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng, đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng miếng.
Thẻ tín dụng có thực sự là “cứu cánh" đối với người trẻ?

Thẻ tín dụng có thực sự là “cứu cánh" đối với người trẻ?

Thẻ tín dụng liệu có phải là "vị cứu tinh" giúp giới trẻ hiện thực hóa ước mơ và người dùng cần phải lưu ý điều gì?
Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2018 đến nay, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ tăng trưởng cao, đến cuối năm 2023 đạt khoảng 2,88 triệu tỷ đồng
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động