Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Kể từ khi chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1977, Việt Nam luôn chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam tái đắc cử vào Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Washington dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ

Nhiều thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam-Liên hợp quốc trong 45 năm

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc, chiều 15/5 (giờ địa phương - tức sáng 16/5), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc với Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình hoạt động của phái đoàn, điểm lại những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam-Liên hợp quốc trong 45 năm qua kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, để làm tốt nhiệm vụ, các cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam phải nắm chắc các vấn đề song phương và các vấn đề toàn cầu như ứng phó dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, biến đổi khí hậu…

Những vấn đề này đòi hỏi cách tiếp cận toàn cầu, kêu gọi sự chung tay của các quốc gia, đề cao chủ nghĩa đa phương, trong đó cơ chế quan trọng nhất là Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, phải nắm chắc và cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng cho rằng phải nhận thức rõ về vai trò của Liên hợp quốc và vai trò của Việt Nam với Liên hợp quốc; tiếp tục tổng kết sâu hơn về kinh nghiệm 2 lần Việt Nam đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an; bám sát, nắm chắc, phân tích, đánh giá thông tin, tình hình thế giới, động thái của các nước; không ngừng khẳng định phẩm chất, năng lực, trí tuệ Việt Nam trong giải quyết các vấn đề song phương và đa phương, với phương châm “chân thành, tin cậy, trách nhiệm.”

Thủ tướng cũng lưu ý việc tăng cường nghiên cứu chiến lược, chú ý lựa chọn cán bộ cho công tác này; đề xuất các sáng kiến với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là khi tình hình có những diễn biến mới, khác so với trước đây.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện không ngừng nâng cao trình độ, chú ý việc giao lưu, học hỏi với các cơ quan đại diện các nước, bạn bè quốc tế, nhất là các kỹ năng ngoại giao; giữ vững đoàn kết, thống nhất; chăm lo cho cộng đồng người Việt, nhất là đội ngũ trí thức, sinh viên để đóng góp nhiều hơn cho đất nước và cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng thực chất, hiệu quả.

Thành viên tích cực

Liên Hợp Quốc là tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hoà bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu. Quan hệ hợp tác Việt Nam-LHQ trong hơn 45 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Đối ngoại đa phương cũng là một trong những ưu tiên của đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam. Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng định hướng công tác đối ngoại đa phương là “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc (LHQ), APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế”. Có thể nói, việc thúc đẩy quan hệ với Liên Hợp Quốc cũng là một trong những trọng tâm quan trọng của đối ngoại đa phương Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc
Phái đoàn Việt Nam tại Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc

Trong 45 năm qua, Việt Nam cũng là thành viên chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với các hoạt động của Liên Hợp Quốc, trong đó có đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế; tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của Liên Hợp Quốc về hợp tác và phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người.

Trên thực tế, Việt Nam được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy các sáng kiến cải tổ Liên Hợp Quốc, đặc biệt được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” của Liên Hợp Quốc nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Liên Hợp Quốc ở cấp độ quốc gia.

Với những đóng góp của mình, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc và ghi được nhiều dấu ấn, bản sắc của riêng minh tại các cơ quan như tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC), Hội đồng Kinh tế - xã hội (ECOSOC).

Ngày càng có nhiều dấu ấn

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã có nhiều hoạt động gây dấu ấn tại Liên Hợp Quốc cũng như nhận được nhiều sự hỗ trợ của tổ chức này nhằm thực hiện các mục tiêu chung.

Trong giai đoạn 2017 – 2021, hai bên đã tích cực triển khai Kế hoạch Chiến lược chung giai đoạn này giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc đã được ký vào tháng 7/2017. Chương trình tập trung vào mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2016 – 2020 và các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Hiện nay, Việt Nam cũng đang phối hợp với Văn phòng Điều phối viên Liên Hợp Quốc, các quỹ, chương trình Liên Hợp Quốc hoàn thiện Khung hợp tác phát triển bền vững Việt Nam – Liên Hợp Quốc giai đoạn 2022 – 2026.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã tham gia, thúc đẩy các sáng kiến đa phương quan trọng. Trong đó, nổi bật là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra cam kết tại Hội nghị về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tham gia Cam kết toàn cầu giảm phát thải mê-tan, Tuyên bố Glasgow các nhà Lãnh đạo về Rừng và Sử dụng đất, Tuyên bố chuyển đổi từ điện than sang điện sạch và Liên minh Hành động Thích ứng toàn cầu. Trong đại dịch Covid-19, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận gần 50 triệu liều vắc-xin thông qua Chương trình COVAX (vượt con số cam kết ban đầu của COVAX là 38,9 triệu liều) và vật tư y tế trị giá 45 triệu USD từ các tổ chức LHQ.

Về phần mình, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, thúc đẩy quyền con người. Theo đó, Việt Nam đã tích cực tham gia thương lượng và ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân 2018 và là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước.

Việt Nam đã được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2020 – 2021) với với số phiếu cao kỷ lục 192/193 phiếu ủng hộ và hoàn thành xuất sắc cương vị này, thể hiện trách nhiệm cao, trực tiếp đóng góp vào các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục hợp tác tích cực với các cơ chế Liên Hợp Quốc về quyền con người, bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và các báo cáo thực thi công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Việt Nam cũng phối hợp tốt với Liên Hợp Quốc trong công cuộc chống đại dịch Covid-19, trong đó Việt Nam đã đề xuất Nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hàng năm là ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh và đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua với 112 quốc gia đồng thuận.

Những kết quả đạt được trong mối quan hệ Việt Nam – Liên Hợp Quốc trong thời gian vừa qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực chúng của Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong việc khắc phục những mặt còn tồn tại, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong thời kỳ mới.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên Hợp Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Ngành nội thất Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đồ gỗ và nội thất thông minh, bền vững.
Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Nhân dịp Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng, đánh dấu thời khắc phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện, tờ Tass điểm lại những con số và sự kiện đáng chú ý.
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA

Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt lần thứ hai về nâng cấp Hiệp định ATIGA đã kết thúc tốt đẹp, tạo nền tảng thuận lợi cho các vòng đàm phán tiếp theo.
Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Ngay sau khi Giáo hoàng Leo XIV được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo, lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt gửi lời chúc mừng.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5: Trinh sát Ukraine đầu hàng ở Avdeevka

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5: Trinh sát Ukraine đầu hàng ở Avdeevka

Trinh sát Ukraine đầu hàng; Ukraine thương vong lớn trong đợt đột kích mới... là những tin tức mới nhất có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5.

Tin cùng chuyên mục

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Chính sách thận trọng của Fed đã giúp đồng USD bật tăng trở lại và trấn an thị trường toàn cầu, tạo tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Mỹ.
Thông tin về tàu ngầm

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Tàu ngầm không người lái BlueWhale do Israel phát triển nặng 5,5 tấn, có thể hoạt động nhiều tuần dưới nước và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.
Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/5: Lộ diện những vũ khí mới của Nga tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, đáng chú ý là pháo tự hành Giatsint-K và Malva.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Lính đánh thuê Ukraine tử nạn; UAV Nga thiêu cháy loạt kho đạn Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5.
Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 4/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Adlux, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ đã diễn ra Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Nga bắt giữ sĩ quan NATO; Nga dội bão lửa, thiêu rụi HIMARS của Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 8/5.
Mời tham dự Webinar

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Ngày 23/5/2025, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ tổ chức Webinar có chủ đề “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may”.
Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Từ ngày 1 - 5/5/2025, Việt Nam đã tham dự Triển lãm quốc tế INDEX 2025 tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Adlux, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ.
Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/5: Nga vừa trang bị chiến đấu với mẫu UAV tự sát "Sản phẩm 51" và "Sản phẩm 52" mạnh mẽ hơn.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk; Nga tấn công căn cứ Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 7/5.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper; Nga giáng đòn đánh sập căn cứ Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/5.
Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/5: Saudi Arabia chi khủng mua vũ khí với số tiền dự toán khoảng 3,5 tỷ USD, bao gồm tên lửa không đối không AIM-120C-8.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia; Nga tấn công dồn dập vào tỉnh Sumy;... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5.
Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Lần đầu tiên, cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, nước mắm Nam Ngư, trà đào TVT, bánh phở khô… được AEON Malaysia nhập khẩu trực tiếp, bán tại 5 siêu thị.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Lính đánh thuê NATO tử nạn; Nga thiêu rụi khí tài Ukraine,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng; drone FPV Nga phá hủy loạt xe địa hình ở Sumy... là tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5.
Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Brazil gỡ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi Việt Nam, mở cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản trong nước, tạo động lực đưa kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD vào 2030.
Nước mắm Việt

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Chuỗi cửa hàng nổi tiếng Nhật Bản Matsuya đang bán thử nghiệm món ăn “Cơm thịt heo phong cách cơm tấm Việt Nam” với nguyên liệu chính là nước mắm truyền thống.
Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/5: Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113 với việc tăng cường hỏa lực, giáp bảo vệ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Ba Lan chi

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/5: Ba Lan chi khủng hiện đại hóa phi đội máy bay F-16 lên chuẩn Viper sau khi được Mỹ chấp thuận cung cấp tên lửa tầm xa mới.
Mobile VerionPhiên bản di động