Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực tiềm năng

Bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như dệt may, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô, hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới còn mở rộng nhiều lĩnh vực như năng lượng, dầu khí, cơ sở hạ tầng, cảng hàng không, y tế, dược phẩm…

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 15-19/12, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Trung Thướng - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ về trao đổi thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ, và những động lực, đột phá hợp tác trong thời gian tới.

Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực tiềm năng
Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ

Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống lâu đời, đặc biệt năm nay kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, xin ông cho biết những điểm nổi bật trong quan hệ giữa hai nước hiện nay?

Về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ xin được trích lại câu nói của cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng nhân chuyến thăm Ấn Độ năm 1978 “Mối quan hệ giữa hai nước trong sáng như bầu trời không gợn bóng mây”.

Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống lâu đời được các thế hệ lãnh đạo vun đắp. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1972, quan hệ đối tác chiến lược năm 2007 và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016. Trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Việt Nam vào năm 2016, hai nước đã nâng cấp quan hệ ngoại giao thành “Đối tác chiến lược toàn diện” mối quan hệ cao nhất mà Việt Nam đã có với Trung Quốc và Nga trước đó. Kể từ đó quan hệ thương mại hai nước đã bùng nổ mạnh mẽ, với mức tăng bình quân trên 20%/năm, cao hơn mức tăng chung của Việt Nam với toàn thế giới.

Thương mại và đầu tư là một trong những trụ cột chính của quan hệ song phương. Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ và thứ 4 ở Đông Nam Á. Nông nghiệp, thủy sản, dệt may, dược phẩm, công nghệ thông tin, máy móc thiết bị, năng lượng là động lực chính trong các mối quan hệ kinh tế.

Thương mại song phương giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh mẽ từ mức 5,5 tỷ USD năm 2016 lên 11,2 tỷ USD trong năm 2020 và kỳ vọng sẽ đạt hơn 13 tỷ USD trong năm 2021, mức cao nhất từ trước tới nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương tháng 10 đạt 1,156 tỷ USD, tăng 22,64% so với tháng 10/2020; Ấn Độ xuất 550 triệu USD (tăng 54,18%), Việt Nam xuất 606 triệu USD (3,43%), thặng dư 56 triệu USD. Tính cả 10 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 10,988 tỷ USD, tăng 37,68% so với cùng kỳ; Ấn Độ xuất 5,842 tỷ USD, Việt Nam xuất 5,146 tỷ USD, thâm hụt 696 triệu USD.

Được biết, trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội cũng như các lãnh đạo cơ quan bộ, ngành sẽ tham dự rất nhiều chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư tại Ấn Độ. Đây là cơ hội tạo những đột phá mới trong quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Xin ông nói rõ hơn về các chương trình này, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại?

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ sẽ phối hợp với các cơ quan bộ ngành trong nước và Ấn Độ, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ và các phòng thương mại tổ chức 15 chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư rất đa dạng và phong phú trong nhiều lĩnh vực, cụ thể, ngay trước thềm chuyến thăm, Thương vụ - Đại sứ quán phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) và các đơn vị liên quan tổ chức 5 chương trình xúc tiến thương mại trong nhiều lĩnh vực ngành hàng như, ngày 14/12, tổ chức diễn đàn chuyên về Việt Nam trong phạm vi (khuôn khổ) của Hội nghị Thượng đỉnh đối tác toàn cầu “Partnership summit” diễn ra từ ngày 13 - 15/12/2021.

Chủ đề của hội nghị năm nay là “Hợp tác xây dựng một thế giới mới: Tăng trưởng, tính cạnh tranh, tính bền vững và công nghệ” dự kiến sẽ thu hút được sự tham dự và phát biểu của các chính khách trên thế giới và trong khu vực. Sự kiện này ​​sẽ tiếp tục các chương trình nghị sự nhằm tăng cường quan hệ đối tác và định hình hợp tác kinh tế mới giữa các quốc gia, cũng như giữa các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, học giả...

Đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động đến nền kinh tế, thương mại, đầu tư và các dòng tài chính toàn cầu. Các luồng hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới đã bị tác động sâu sắc, từ đó thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Hội nghị thượng đỉnh đối tác 2021 sẽ là cơ hội để thế giới xây dựng lại quan hệ đối tác cho thế giới mới này.

Theo chương trình dự kiến, Hội nghị Thượng đỉnh đối tác 2021 sẽ trình bày các chính sách kinh tế lớn mà Ấn Độ đã thiết lập trong năm qua, quan hệ kinh tế thế giới, sự phát triển của vaccine và thuốc chữa bệnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới. Hội nghị cũng sẽ thảo luận về định hình kinh tế trong tương lai, trao đổi về cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực như sản xuất, cơ sở hạ tầng, logistics, chuỗi cung ứng, nông nghiệp công nghệ cao, thuốc - dược phẩm và vaccine, dịch vụ, du lịch cũng như các lĩnh vực về năng lượng mới, năng lượng tái tạo… Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu của Việt Nam trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cũng như trao đổi cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh.

Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực tiềm năng
Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ do Đại sứ Phạm Sanh Châu dẫn đầu làm việc với các tỷ phú tại Ấn Độ để mời gọi đầu tư vào Việt Nam

Phiên chuyên đề về Việt Nam có sự tham dự và phát biểu của lãnh đạo Bộ Công Thương; lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo bộ/ngành Ấn Độ; Đại sứ hai nước, lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… Nội dung sẽ trao đổi tổng quan về thực trạng, phương phướng tương lai, nội dung hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong các lĩnh vực, cơ hội hợp tác thời gian tới.

Theo chương trình làm việc, Chủ tịch Quốc hội sẽ tham dự và phát biểu tại “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ” vào ngày 17/12, tại Thủ đô New Delhi.

Hội nghị sẽ có sự tham dự và phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng và thành viên tham gia đoàn, các khách mời từ Ấn Độ và các doanh nghiệp Ấn Độ. Hội nghị sẽ tập trung làm rõ thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Ấn Độ, các động lực và đột phá trong thời gian tới và nhiều nội dung quan trọng khác. Về phía Ấn Độ, dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo Thượng viện, Bộ trưởng, tổng giám đốc cơ quan cải cách quốc gia...

Hy vọng nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị sẽ được ký kết trong thời gian diễn ra các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư và sẽ là cú huých để thúc đẩy thương mại song phương trong thời gian tới, sớm đạt 15 tỷ USD như lãnh đạo hai nước đặt ra.

Từ những chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư trên, theo ông, những lĩnh vực, ngành nghề tiềm năng nào sẽ tạo đột phá mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước?

Hợp tác về năng lượng và dầu khí, phát triển hợp tác về cơ sở hạ tầng, cảng biển, cảng hàng không tiếp tục là những điểm sáng và có nhiều tiềm năng để tạo ra đột phá trong tương lai, bên cạnh các lĩnh vực truyền thống như dệt may, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô. Đẩy mạnh hợp tác về y tế và dược phẩm trong bối cảnh cả thế giới đang chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19 cũng sẽ là điểm mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Bởi Ấn Độ là cường quốc về dược phẩm, cung cấp đến hơn 50% tổng lượng vaccine cho toàn thế giới, trong năm 2022, Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 5 tỷ liều vaccine phòng bệnh Covid-19.

Hợp tác về công nghệ thông tin và start up cũng hy vọng mang lại các đột phá mới, Ấn Độ cũng là cường quốc về công nghệ thông tin, chỉ riêng năm 2020, đã có gần 40 start up của Ấn Độ trở thành kỳ lân (Unicorn) với tổng giá trị trên 1 tỷ USD.

Xin cám ơn ông!

Thu Phương (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Kiev đã nhận ATACMS trước đó.
Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động