Việt Nam - Ấn Độ: Khởi đầu tốt đẹp cho làn sóng đầu tư mới

Tại Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam chưa đến 1 tỷ USD

Ngày 17/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam và Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ tổ chức Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ.

Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều dư địa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao các cơ quan của Việt Nam và Ấn Độ phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến thăm chính thức của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; cho rằng đây là sự kiện quan trọng hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (7/1/1972 - 7/1/2022).

Trong số các doanh nghiệp tham dự diễn đàn có nhiều doanh nghiệp đã đến đầu tư lâu năm và hiểu rõ tình hình Việt Nam và rất nhiều nhà đầu tư mới đang quan tâm đến Việt Nam. Do đó, diễn đàn sẽ là dịp để hai bên trao đổi, đề xuất các giải pháp, cơ hội mới để hợp tác cùng phát triển.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm và dự kiến đạt 13 tỷ USD vào năm nay bất chấp tác động của đại dịch Covid-19. Đây là cơ sở để hai nước sớm đạt mục tiêu 15 tỷ USD trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu thực tế, Việt Nam hiện có trên 34.400 dự án đầu tư nước ngoài của 141 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký lên đến hơn 400 tỷ USD, nhưng số vốn đăng ký của các nhà đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam chưa đến 1 tỷ USD và ngược lại các nhà đầu tư Việt Nam vào Ấn Độ cũng chưa nhiều.

“Điều này chưa tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống từ rất lâu đời và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp, đáng tin cậy giữa hai nước” - Chủ tịch Quốc hội nói, đồng thời nêu rõ, tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại đầu tư giữa hai nước còn rất nhiều dư địa để phát triển. Sự tham gia của đông đảo đại diện doanh nghiệp hai nước tại diễn đàn cũng đã cho thấy điều này.

Cộng đồng doanh nghiệp hai nước vừa là chủ thể của quá trình hợp tác kinh tế, đồng thời là người khởi xướng và truyền cảm hứng cho các ý tưởng, các động lực và xung lực mới trong quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước. Tôi hy vọng quan hệ đầu tư giữa hai nước sẽ bùng nổ như trong lĩnh vực thương mại mà hai bên đã đạt được” - Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều dư địa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, khi các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam tức là đầu tư vào thị trường 100 triệu dân với dân số trẻ, đang trong thời kỳ dân số vàng và tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có điều kiện tiếp cận với thị trường rộng lớn của ASEAN với quy mô kinh tế đứng thứ 6 thế giới và 650 triệu dân, chưa kể thị trường rộng lớn trên thế giới do Việt Nam đã ký 17 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có CPTPP, EVFTA…

“Việt Nam có thị trường rất rộng lớn với hệ thống pháp luật đã khá đồng bộ, hệ thống chính sách về ưu đãi đầu tư và bảo hộ đầu tư theo những tiêu chuẩn cao không chỉ đối với khu vực mà còn đối với quốc tế. Cùng với đó là quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn luôn cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Khởi đầu tốt đẹp cho làn sóng đầu tư mới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dư địa và cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước còn rất nhiều. Hai nước cần hướng đến một nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn. Hai nước cũng có tiềm năng và lợi thế để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số, năng lượng, thăm dò khai thác và chế biến dầu khí trong vùng biển và thềm lục địa Việt Nam cũng như tham gia vào các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, tái tạo điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, kể cả tham gia đầu tư các hệ thống đường dây truyền tải điện.

Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở một lĩnh vực rất quan trọng mà hai nước có thể hợp tác đó là công nghiệp dược phẩm, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để trở thành một trung tâm vaccine không chỉ cho người mà còn cho cả gia súc và trung tâm nghiên cứu sản xuất, chế biến, phân phối thuốc đặc trị cho các bệnh nhiệt đới không chỉ cho Việt Nam mà còn cho toàn khu vực Đông Nam Á và Đông Á.

Các doanh nghiệp Ấn Độ có thể tham gia đầu tư về kết cấu hạ tầng, công nghiệp chế biến, chế tạo về lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ giáo dục và đào tạo. Hai nước cũng đã thống nhất, Chính phủ Ấn Độ sẽ ưu tiên nhiều học bổng, chương trình đào tạo chuyên gia của Việt Nam tại Ấn Độ. Lực lượng này sẽ đóng vai trò nòng cốt và dẫn dắt cho mối quan hệ hợp tác chiếnlược giữa hai nước.

Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều dư địa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
Lễ trao các thoả thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ

"Những thành công gặt hái trong diễn đàn hôm nay sẽ là khởi đầu rất tốt đẹp cho một làn sóng đầu tư mới giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của hai nước. Tất cả vì mục tiêu đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ lên tầm cao mới, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư của hai nước và vì mục tiêu cao cả nhất là mang lại sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân mỗi nước” - Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ - ông Chandrajit Banerjee nhấn mạnh, Chính phủ Ấn Độ đang triển khai chính sách hướng Đông, trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia rất quan trọng ở Đông Nam Á mà Ấn Độ hướng đến. Hai nước có thể tăng cường hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, thương mại, giáo dục đào tạo, công nghiệp chế biến, vận chuyển, logicstics, năng lượng tái tạo.

Vì vậy, hai nước cần có chiến lược toàn diện, kết nối doanh nghiệp hai bên. Việt Nam có sự kết nối chặt chẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu, khu vực. Ấn Độ cũng là thành viên năng động trong chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó hai nước có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau lĩnh vực này.

Cựu Bộ trưởng Công Thương Ấn Độ - ông Suresh Prabhu cho rằng, Ấn Độ đã cam kết sản xuất năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng theo hướng bền vững. Hai nước có thể hợp tác trong sản xuất năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt không chỉ trong lĩnh vực sản xuất ở mỗi nước mà còn là chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam có thể bổ trợ bằng cách sản xuất những mặt hàng có thể mạnh. Hai nước xác định thế mạnh của mình thì có thể hoàn toàn mang lại những cơ hội mới cho nhau.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến lễ trao 12 thoả thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ trong các lĩnh vực y tế, sản xuất thuốc và vaccine, cung cấp nguyên liệu dược phẩm, dầu khí, chuyển giao công nghệ và công nghệ thông tin, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác về giáo dục, du lịch. Trong đó, có 3 dự án có tổng mức đầu tư cụ thể lên tới 800 triệu USD.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Tổng Bí thư Tô Lâm:

Tổng Bí thư Tô Lâm: ''Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả''

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Xem thêm