Thứ ba 06/05/2025 04:40

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giảm 12 đơn vị

Sau tinh gọn, cơ cấu tổ chức, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 26 đơn vị. Trước đó, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 38 đơn vị.

Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh minh họa

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tư vấn về chính sách phát triển trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo nguồn nhân lực về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Social Sciences, viết tắt là VASS.

Cơ cấu tổ chức, theo Nghị định, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 26 đơn vị gồm: 1- Ban Tổ chức - Cán bộ; 2- Ban Tài chính và Quản lý khoa học; 3- Ban Hợp tác quốc tế; 4- Văn phòng; 5- Viện Nhà nước và Pháp luật; 6- Viện Triết học; 7- Viện Nghiên cứu Con người, Gia đình và Giới; 8- Viện Nghiên cứu Văn hóa; 9- Viện Dân tộc học và Tôn giáo học; 10- Viện Sử học; 11- Viện Văn học; 12- Viện Ngôn ngữ học; 13- Viện Xã hội học và Tâm lý học; 14- Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương; 15- Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi; 16- Viện Nghiên cứu châu Âu và châu Mỹ; 17- Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới; 18- Viện Địa lý nhân văn và phát triển bền vững; 19- Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên; 20- Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; 21- Viện Khảo cổ học; 22- Viện Nghiên cứu Hán – Nôm; 23- Viện Thông tin Khoa học xã hội; 24- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; 25- Học viện Khoa học xã hội; 26- Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học xã hội.

Như vậy, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giảm 12 đơn vị so với thời điểm trước khi tinh gọn.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 4 nêu trên là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 10 phòng. Các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 23 nêu trên là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Các đơn vị quy định từ khoản 24 đến khoản 26 nêu trên là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Nghị định nêu rõ, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện sắp xếp, tổ chức lại được tiếp tục hoạt động đến khi Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mới sau khi sắp xếp, tổ chức lại theo quy định, thời hạn chậm nhất đến hết ngày 31/3/2025.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lịch sử ‘thức dậy’ trên nền tảng số với Gen Z

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thời tiết hôm nay 5/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 5/5/2025: Vịnh Bắc Bộ có gió yếu

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa