Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu
CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 4 THÁNG 12)
Tiêu điểm
Điểm lại một số đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024
Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp
Hà Nội: Tạm giữ nhóm đối tượng phá hoại buổi đấu giá đất ở Sóc Sơn
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024
Doanh nhân đoàn kết, vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam
19 đơn vị và tổ chức đoạt giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024
Hơn 30 tác phẩm đoạt giải chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”
Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm
Triển khai hiệu quả bộ chỉ số FTA Index: Đâu là 'điểm nghẽn'?
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình
Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân
CHÙM ẢNH: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025
Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là 'địa chỉ đỏ' để học tập
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tiếp Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026
Bước đi 'thần tốc' của ngành điện nhìn từ Luật Điện lực (sửa đổi): Biến điều không thể thành có thể
Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế
Hơn 10.000 người tham gia Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng
Sáng 3/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV đã có chương trình tiếp xúc cử tri tại Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng có đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; đồng chí Nguyễn Minh Quang, Đại tá, Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; đồng chí Lã Thanh Tân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng.
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối điểm cầu tới các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối điểm cầu tới các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Báo cáo tại hội nghị về kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tại kỳ họp, đồng chí Lã Thanh Tân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân.
Sau 29,5 ngày làm việc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, chủ động, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với việc xem xét 51 nội dung, nhóm nội dung.
Trong đó, Luật Điện lực (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 01 kỳ họp nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần thúc đẩy ngành điện lực phát triển bền vững, hiệu quả, đạt mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 và những năm tiếp theo, đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng. Việc này đã tạo ra niềm tin, sự hứng khởi và kỳ vọng của các cử tri sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế và phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.
Tại hội nghị, các cử tri đều đánh giá cao trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã tham gia thảo luận, đề xuất nhiều nội dung, ý kiến chất lượng tại kỳ họp. Bên cạnh đó, nhiều cử tri đã nêu ý kiến về một số vấn đề như: Việc Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng; Giảm lãi suất vay vốn ngân hàng chính sách; Luật việc làm sửa đổi, trong đó có sửa đổi bổ sung về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy trân trọng tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri và sẽ tổng hợp các ý kiến tham gia, góp ý của cử tri để tham gia thảo luận tại Quốc hội.
Vietnam Grand Sale 2024: Doanh nghiệp có thể áp dụng khuyến mại với hạn mức tối đa lên đến 100%
Sáng 02/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”. Chương trình được kéo dài từ ngày 2/12 đến ngày 31/12/2024.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, thời gian qua, thương mại, dịch vụ, du lịch của nước ta đã có những phục hồi tích cực. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, nền kinh tế thời gian qua đã có những tăng trưởng nhất định, song Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng chỉ ra, nền kinh tế trong nước vẫn còn đối diện nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, nhằm kích cầu tiêu dùng, đa dạng các hình thức mua hàng, khuyến mại, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh… Bộ Công thương đã tổ chức chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024”. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, kết hợp cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc tại Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” |
Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia là một trong những hoạt động thường niên của Bộ Công Thương. Chương trình năm nay được kỳ vọng sẽ thu được kết quả đột phá so với các năm trước, giúp tăng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2024.
Theo Bộ Công Thương, một trong những điểm đột phá trong hoạt động của chương trình năm nay là tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tham gia chương trình bằng việc chủ động khuyến mại với các hình thức, chủ động quyết định hạn mức khuyến mại tối đa lên đến 100% giá trị hàng hóa. Hoạt động khuyến mại bảo đảm trung thực, công khai, minh bạch. Hàng hóa, dịch vụ phải bảo đảm chất lượng và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Đáng chú ý, nhiều thủ tục hành chính về khuyến mại được bãi bỏ, giúp doanh nghiệp giảm hơn 90% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Và để thực hiện hiệu quả chương trình, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội, ngành hàng và cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan để tổ chức, hưởng ứng tham gia chương trình. Đồng thời, phát động thực hiện chương trình tại các địa phương trên toàn quốc.
Với sự kết hợp giữa các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kích cầu, phát triển và đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng hàng hóa cùng với chính sách pháp luật mới, Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” không chỉ là một đợt khuyến mại đơn thuần mà còn là sự nỗ lực toàn diện nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và khẳng định sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Tọa đàm 'Vai trò của đào tạo nhân lực đối với ngân hàng trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA'
Tham gia các Hiệp định thương mại tự (FTA) như CPTPP, EVFTA, UKVFTA kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi mang tính chiến lược, nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, tháo dỡ những rào cản thuế quan trước đây từng cản trở quá trình giao thương giữa các quốc gia với nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại, các FTA cũng đặt ra không ít thách thức cần có giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến trình hội nhập, nhất là với lĩnh vực tài chính của Việt Nam như tăng cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế, gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tài chính Việt Nam, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính - ngân hàng sang các tổ chức nước ngoài và khu vực.
Vì vậy, nhằm thúc đẩy tiến hành hội nhập tài chính khi tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các tổ chức tài chính Việt Nam cần phải có đội ngũ nhân lực hiểu về FTA cũng như cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp phải liên kết đào tạo nhân lực, chuyên gia FTA trong lĩnh vực tài chính; đồng thời phải có các chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
Để làm rõ hơn vấn đề này, hôm nay Báo Công Thương tổ chức Chương trình chính sách và đối thoại với chủ đề “Vai trò của đào tạo nhân lực đối với ngân hàng trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA”.
Chương trình được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử và các nền tảng xã hội của Báo Công Thương.
Tham dự chương trình hôm nay, xin trân trọng giới thiệu:
- Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên – Bộ Công Thương
- TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
- Ông Lê Anh Văn - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Ông Nguyễn Cảnh Cường – Cố vấn Công ty KTPC chuyên tư vấn tận dụng FTA, Nguyên tham tán thương mại tại Vương quốc Anh
Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/12: Phương Tây 'kinh ngạc' trước tên lửa Nga Oreshnik; Lính Ukraine thoát chạy khỏi Kharkiv
Phương Tây “ngỡ ngàng” trước tên lửa Oreshnik
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời giáo sư kinh tế học người Mỹ Richard Wolf, cho rằng Phương Tây đã kinh ngạc trước vụ phóng tên lửa mới của Nga "Oreshnik", so sánh tầm quan trọng của nó với việc Liên Xô đưa vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo.
Giáo sư Richard Wolf. Ảnh: democracynow.org |
"Hãy xem điều gì đã xảy ra. Chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của một công nghệ mới, đó là một loại tên lửa hoàn toàn mới của Nga. Phương Tây đã kinh ngạc. Nhưng tại sao? Lý do là gì? Các nhà quan sát phương Tây đã so sánh với năm 1957, khi Liên Xô là nước đầu tiên đưa vệ tinh vào quỹ đạo, và đột nhiên mọi người ở phương Tây đều kinh ngạc", giáo sư cho biết.
Theo ông, phương Tây đã tin rằng sau Thế chiến thứ nhất và thứ hai, họ sẽ mãi mãi là "trung tâm của vũ trụ". Nhưng việc trình diễn khả năng của "Oreshnik" đã khiến phương Tây quá bất ngờ, khiến họ đã ngày càng lo lắng và sợ hãi, vì niềm tin của của họ vào công nghệ quân sự Mỹ đã bị lung lay. Đây là lý do tại sao họ tiếp tục leo thang tình hình ở Ukraine, Giáo sư Wolf kết luận.
Tổng thống Vladimir Putin đã có bài phát biểu vào tuần trước, trong đó ông cho biết Ukraine đã tấn công các mục tiêu ở khu vực Kursk và Bryansk vào ngày 19 tháng 11 bằng tên lửa ATACMS tầm xa của Mỹ và tên lửa Storm Shadow tầm xa của Anh.
Để đáp trả, vào ngày 21 tháng 11, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công kết hợp vào một tổ hợp công nghiệp quân sự của Ukraine ở Dnepropetrovsk, nơi sản xuất công nghệ tên lửa và vũ khí. Một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của Nga, Oreshnik, cũng đã được thử nghiệm trong cuộc tấn công, trong trường hợp này là tên lửa đạn đạo siêu thanh không có đầu đạn hạt nhân. Vào ngày 29/11, ông Putin đã lưu ý rằng một số hệ thống tương tự như Oreshnik đang được thử nghiệm tại Nga.
Nga mở rộng kiểm soát tại Donetsk, tăng cường tiến công vào Kharkiv
Trong bối cảnh giao tranh leo thang tại miền đông Ukraine, quân đội Nga đã đạt được một số bước tiến đáng kể tại các khu vực chiến lược. Theo báo cáo của dự án DeepState, lực lượng Nga đã chiếm đóng khu định cư Berestka ở vùng Donetsk. Đây là một phần trong chuỗi các cuộc tấn công nhằm mở rộng vùng kiểm soát tại khu vực này.
Cùng thời điểm, quân đội Nga cũng đẩy mạnh tiến công tại tỉnh Kharkiv, tập trung vào các khu vực gần Masyutivka và Lozova. Tại Donetsk, Nga tiếp tục tiến sâu vào các vị trí như Zhovte, Pushkino, Dalny và Blagodatno. Những hoạt động này cho thấy một chiến lược phối hợp nhằm mở rộng ảnh hưởng và làm suy yếu tuyến phòng thủ của Ukraine.
Các nhà phân tích từ DeepState ghi nhận rằng Nga đã đạt được những bước tiến rõ rệt trong nhiều tuần qua. Vào ngày 30/11, lực lượng Nga chiếm đóng các khu vực Zhovte, Pustinka và Rozdolne tại Donetsk. Chỉ vài ngày trước đó, vào ngày 26/11, Reuters đưa tin rằng Nga đã thiết lập kỷ lục về mức tiến công hàng tuần, kiểm soát gần 235 km² lãnh thổ Ukraine, mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.
Đà tiến công của Nga không chỉ giới hạn ở những khu vực vừa nêu. Trong tháng 11, quân đội Nga liên tiếp đạt được những thắng lợi tại các khu vực chiến lược khác ở Donetsk. Cụ thể, họ chiếm được Nova Illinka vào ngày 20/11, Dalnye vào ngày 22/11 và Katerynivka cùng Yuriivka vào ngày 25/11.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), tốc độ tiến công của Nga trong thời gian gần đây vượt trội so với toàn bộ năm 2023. ISW nhận định rằng lực lượng Nga đang khai thác hiệu quả các điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của Ukraine, đồng thời sử dụng chiến thuật tập trung vào các vị trí dễ tổn thương dọc tiền tuyến.
Lính NATO chuẩn bị đối đầu với Nga tại Bắc Cực?
Tờ Newsweek đưa tin, một trung tâm tác chiến đổ bộ của NATO đã được thành lập tại Na Uy, trong động thái mới nhất của một thành viên NATO nhằm tăng cường hoạt động của mình tại khu vực “sân sau” của Nga tại Bắc Cực.
Trung tâm mới được đặt tại vùng Sørreisa ở phía bắc Na Uy, có nhiệm vụ cung cấp chương trình huấn luyện đổ bộ cho quân nhân Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan. Na Uy không có lực lượng đổ bộ riêng, nhưng một số đơn vị quân đội chính và lực lượng đặc nhiệm của nước này có căn cứ tại khu vực này.
Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Na Uy đã tăng cường đầu tư vào các cơ sở quân sự, chi gần 16 tỷ kroner (1,44 tỷ USD) cho các căn cứ chỉ riêng tại khu vực Troms.
Theo Newsweek, vùng Sørreisa nằm cạnh Vịnh Reisa và có dân số khoảng 3.500 người. Sân bay địa phương tại vùng này cũng là căn cứ của Trung tâm điều hành không quân chung (JAOC) và Trung tâm kiểm soát và báo cáo (CRC).
Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjørn Arild Gram cho biết trong chuyến thăm địa điểm này vào hôm 28/11 rằng "chúng ta phải cùng nhau huấn luyện để bảo vệ Na Uy, khu vực Bắc Âu và NATO trong khủng hoảng và chiến tranh".
Newsweek đã liên hệ với NATO để xin bình luận về trung tâm này, nhưng vẫn chưa có phản hồi.
Đầu tháng 11, Cảnh sát biển Na Uy đã tuyên bố phát hiện một tàu do thám Yantar của Nga ở vùng biển quốc tế gần quốc gia Bắc Âu này.
Truyền thông Na Uy đưa tin tàu này được nhìn thấy gần cơ sở hạ tầng quan trọng dưới đáy biển như đường ống dẫn dầu và khí đốt cũng như cáp internet và viễn thông, những nơi mà các quốc gia NATO đã cảnh báo có thể là mục tiêu phá hoại.
Cảnh sát biển nói với Newsweek vào ngày 8 tháng 11 rằng hành động Nga có mặt tại vùng biển này là "hành động cố ý để thu hút sự chú ý vì sự hiện diện của mình".
Khối phía đông của NATO đã cáo buộc Nga về các cuộc “tấn công” khác, chẳng hạn như gây nhiễu GPS ở khu vực Baltic, gây ảnh ảnh hưởng đến các hãng hàng không cũng như gây ra cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Phần Lan, điều mà Moscow đã phủ nhận.
Điện Kremlin cho rằng chiến sự tại Ukraine cũng là cuộc chiến ủy nhiệm với phương Tây. Trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng, hai tàu khu trục tên lửa của Mỹ đã được một nhóm tác chiến tàu sân bay điều đến Biển Barents, ngoài khơi bờ biển phía bắc của Na Uy và Nga vào tháng 10 để thực hiện các hoạt động trên biển.
Trước đó vào tháng 8, Vương quốc Anh đã điều bốn máy bay chiến đấu F-35B từ Phi đội 617 của mình đến mũi phía tây nam của Iceland để thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không tập trung vào Bắc Cực.
Nhìn lại hành trình gần 1 năm sửa đổi Luật Điện lực
Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành rất cao: 91,65%
Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 91,65%), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia trong trước mắt và lâu dài.
Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024 thay thế Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024).
Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2025, gồm 9 Chương, 81 Điều, đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024 đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài, như cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, thay thế đối với các dự án điện chậm tiến độ.
Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao |
Trong quá trình soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi, nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Điện lực là vấn đề mang tính cấp bách và cần sớm được thông qua nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội theo những mục tiêu chiến lược mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, đồng thời phù hợp với định hướng Zero carbon toàn cầu mà Việt Nam đã cam kết.
Quyết liệt vào cuộc từ năm 2023 với những sửa đổi căn bản
Còn nhớ trước đó, trước thực tiễn điều hành bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước, Bộ Công Thương nhận thấy cần sửa đổi toàn diện Luật Điện lực và đã đề xuất với Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thuận lấy tiêu đề của Dự án Luật là Luật Điện lực (sửa đổi), chứ không phải là sửa đổi, bổ sung một số điều. Đây cũng là ý chí của Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Khi giám sát hoạt động điện lực và thực hiện Luật Điện lực, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 937/NQ-UBTVQH ngày 13/12/2023, trong đó yêu cầu cần có quy định cơ chế tổng thể để giải quyết những bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực điện hiện nay.
Cùng thời điểm, theo nội dung tại Nghị quyết số 203/NQ-CP ngày 1/12/2023, Chính phủ yêu cầu: Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo hướng trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp (Kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024). Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi), tập trung tối đa nguồn lực, khẩn trương tổ chức soạn thảo dự án Luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Ngay trước đó, vào ngày 6/12/2023, Bộ Công Thương đã gửi hồ sơ đề nghị bổ sung Luật Điện lực (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật của năm 2024. Hồ sơ này bao gồm các báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Điện lực từ năm 2005, đánh giá tác động của các chính sách hiện hành, cùng với các giải trình về các ý kiến của các thành viên Chính phủ liên quan. Việc trình hồ sơ này là bước đi đầu tiên trong quá trình xác định những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của luật hiện hành, nhằm hướng đến một nền điện lực phát triển hơn trong tương lai.
Vào ngày 22/1/2024, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ chương trình xây dựng luật, trong đó có dự án sửa đổi Luật Điện lực. Ngày 26/1/2024, Bộ Công Thương đề xuất thành lập Ban soạn thảo dự án sửa đổi.
Để đảm bảo tiến độ Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã chủ động thành lập Tổ nghiên cứu xây dựng Luật. Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được thành lập theo Quyết định số 462/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, gồm 47 thành viên đến từ một số Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương; các bộ, ngành, địa phương và chuyên gia đến từ một số hiệp hội, Sở Công Thương và doanh nghiệp.
Sau khi Dự thảo 1 được thông qua tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập lần thứ nhất, Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi) đã được lấy ý kiến rộng rãi từ ngày 29/3/2024 (trong thời hạn là 60 ngày). Trong quá trình lấy ý kiến, Bộ Công Thương đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp chuyên đề tại 3 miền Bắc -Trung - Nam. Các nhóm thuộc Tổ biên tập do Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực, Cục An toàn môi trường làm trưởng nhóm đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp nhóm thuộc Tổ biên tập theo từng chuyên đề.
Ngày 11/6/2024, Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cùng các tài liệu kèm theo trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ.
Tính đến ngày 18/6/2024, Bộ Công Thương đã nhận được 122 văn bản (1 văn bản của Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội; 20 văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, 60 văn bản của cơ quan cấp tỉnh, 13 văn bản của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương, 26 văn bản của các hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động điện lực và 01 ý kiến bằng văn bản của chuyên gia về thị trường điện) và 1 ý kiến trên cổng thông tin điện tử.
Tiếp đó, ngày 5/7/2024, Bộ Công Thương trình Chính phủ Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các tài liệu kèm theo hồ sơ xây dựng dự án Luật. Ngày 23/7/2024, Chính phủ tổ chức phiên họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về Luật Điện lực (sửa đổi).
Ngày 8/8/2024, Bộ Công Thương đã thực hiện thủ tục gửi hồ sơ cho Văn phòng Quốc hội và Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội để thực hiện thẩm tra. Trong các ngày 5, 6, 9/8/2024, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)”. Bộ Công Thương tiếp tục gửi ý kiến tham luận của các đại biểu tại hội thảo đến các Cục, Vụ để thực hiện tiếp thu, giải trình và hiệu chỉnh vào dự thảo Luật theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Ngày 4/10/2024, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức họp thẩm tra về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tính cấp thiết của Luật Điện lực (sửa đổi)
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), có 104 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở Tổ và 32 lượt đại biểu Quốc hội có ý kiến (25 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường và 7 lượt góp ý bằng văn bản gửi qua Tổ Thư ký). Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo.
Đặc biệt, tại cuộc thảo luận tại Tổ 12 ngày 26/10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực trước yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng, năng lượng – một trong những yếu tố mang tính trụ cột, dẫn dắt, đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo Tổng Bí thư, bên cạnh môi trường đầu tư tốt, kinh doanh thuận lợi, cũng cần tính toán đến sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do vậy, sửa đổi Luật Điện lực cần có tầm nhìn để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới; cùng với đó, chú trọng ưu tiên phát triển điện sạch, phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; tính toán quy hoạch điện, vận tải điện hài hòa giữa các vùng, miền trong cả nước.
Theo quy hoạch điện 8 được Thủ tướng phê duyệt ngày 15/5/2023, việc đạt tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 là khó khả thi. Vì vậy cần phải rà soát, cập nhật tình hình kinh tế để làm căn cứ xác định nhu cầu phụ tải, định hướng cho phát triển nguồn và lưới điện giai đoạn tới.
Đối với thực hiện các nguồn điện, quy hoạch điện 8 phê duyệt 23 dự án điện khí với công suất 30.424 MW đến năm 2030. Tuy nhiên, đến nay mới đưa được một nhà máy vào vận hành là nhiệt điện Ô Môn 1; một dự án đang xây dựng là nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 đạt tiến độ 92%, dự kiến vận hành vào tháng 5-2025.
Bộ Công Thương đánh giá, ngoại trừ dự án Nhơn Trạch 3 và 4 dự kiến vận hành vào tháng 5/2025, các dự án còn lại khó hoàn thành trước năm 2030 nếu không có những giải pháp căn cơ, tháo gỡ nút thắt cho điện khí LNG...
Thực tế này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt công suất lớn giai đoạn 2026 - 2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện, đặc biệt là miền Bắc. Vì vậy, cần thiết có giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án, thay thế các dự án có nguy cơ chậm tiến độ.
Với nguồn điện than, từ nay đến năm 2030 cần đưa vào vận hành 3.380 MW và sau năm 2030 không phát triển theo cam kết. Trong khi đó, 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn gồm: Công Thanh (600 MW), Nam Định I (1.200 MW), Quảng Trị (1.320 MW), Vĩnh Tân III (1.980 MW) và Sông Hậu II (2.120 MW).
Như vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải sửa luật nhanh, thời gian không chờ đợi như Tổng Bí thư phát biểu.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượngTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo sát sao
Thấm nhuần quan điểm “điện phải đi trước một bước”, đồng thời nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngành điện lực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, trong quá trình điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện trong mọi tình huống.
Đồng thời, Chính phủ đã đề xuất sửa đổi Luật Điện lực, triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, đã ban hành cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái; phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ; chính sách về điện rác, điện sinh khối… Hoàn thành dự án đường dây truyền tải 500kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên; tích cực triển khai Quy hoạch điện VIII…
Tại phiên họp chiều 12/11, phát biểu giải trình, làm rõ thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian tới, dự báo nhu cầu điện tăng nhanh, trong đó năm 2025 tăng khoảng 12-13% và những năm sau còn cao hơn nữa. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đồng bộ quy định pháp luật để tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các dự án hạ tầng nguồn điện.
Cùng với đó, xây dựng hệ thống lưới điện thông minh và vận hành linh hoạt, có khả năng tự động hóa cao. Tập trung hoàn thành thủ tục, khởi công và đưa vào vận hành các dự án điện lớn, quan trọng.
Tăng cường các biện pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý nhu cầu điện. Rà soát, tháo gỡ các dự án điện tái tạo đã đầu tư có vướng mắc pháp lý và bảo đảm định giá đúng, đủ, hợp lý để khuyến khích phát triển các nguồn điện. Đảm bảo đủ hạ tầng, nhiên liệu cho sản xuất điện.
Thủ tướng nêu rõ, về dài hạn, để đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...
Cũng trong phiên thảo luận ở tổ chiều hôm đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có ý kiến phát biểu đầy tâm huyết, trách nhiệm, phân tích rất rõ sự cấp thiết, các vấn đề cần quan tâm trong sửa đổi Luật Điện lực. Bài phát biểu được nhiều cơ quan báo chí truyền thông đăng tải giúp các đại biểu Quốc hội và dư luận hiểu rõ hơn.
Chiều 7/11, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội tại Hội trường sau khi lắng nghe và tiếp thu hàng chục ý kiến thảo luận, gửi văn bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trên cơ sở phân tích nguy cơ rủi ro, những khó khăn bất cập… có thể dẫn tới việc thiếu điện khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đang tăng cao cùng với những yếu tố tác động của quá trình hội nhập đang đặt ra nhiều thách thức.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được xây dựng trên tinh thần quán triệt chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất”, “Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”; “Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, không cần quá dài”.
Bộ trưởng cũng đã giải trình, phân tích rõ những tồn tại, vướng mắc, điểm nghẽn kìm hãm phát triển ngành điện, ngành năng lượng và kinh tế đất nước nếu không sửa đổi Luật Điện lực kịp thời. Cùng với đó, đưa ra giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.
"Việt Nam đã hội nhập với thế giới, nên chúng ta phải có trách nhiệm luật hóa để tương thích với luật trong lĩnh vực năng lượng nói chung đặc biệt là điện giữa Việt Nam và thế giới, với khu vực"- Bộ trưởng nhấn mạnh và phân tích, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách mới về phát triển năng lượng, chúng tôi có đề cập đến 6 Nghị quyết của Đảng, tuy nhiên trên thực tế chúng ta chưa kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết, quy định mà mới ban hành dưới dạng Nghị định thậm chí là Thông tư.
Bộ trưởng thông tin, theo xu hướng chung và cam kết trung hòa các-bon vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam, chúng ta phải phát triển mạnh năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Trong khi đó, năng lượng tái tạo chưa có quy định cụ thể trong luật hiện hành kể cả trong luật sửa đổi lần thứ 4.
Hay là vấn đề năng lượng mới trong đó có hydrogen, amoniac xanh, điện hạt nhân, bằng chứng chúng ta đã công bố Quy hoạch điện VIII, từ hơn 1 năm nay, đến giờ này không có một nhà đầu tư mới nào đề xuất dự án, vì không có những quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế chính sách trong khi chỉ còn 5,5 năm nữa chúng ta phải tăng gấp 2 lần tổng công suất các nguồn điện (hiện chúng ta mới chỉ có khoảng 80.000 MW) lên tới 150.524 MW, nếu như chúng ta không kịp thời sửa đổi, bổ sung ban hành cơ chế chính sách phù hợp, khả thi thì chắc chắn không có nhà đầu tư vào, không có nhà đầu tư vào thì chúng ta không thể nào đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho đất nước”.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: “Nội dung được sửa là những điều căn cơ nhất, phạm vi sửa đổi chỉ đề cập những vấn đề lớn, vấn đề căn cốt, vấn đề mà không có nó thì không thể giải quyết được những ách tắc hiện nay trong 3 nhóm”.
Ba nhóm nội dung sửa gồm: Những cơ chế chính sách bất cập; bổ sung những chính sách mới để phát triển năng lượng mới bao gồm: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, kể cả gió ngoài khơi và gió trên bờ, kể cả mặt trời áp mái và mặt trời tập trung; phát triển những nguồn năng lượng mới như Hydrogen, Amoniac xanh...
Cuộc đua marathon thần tốc của ngành Công Thương để tháo gỡ điểm nghẽn thể chế
Để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, Bộ trưởng và các lãnh đạo Bộ Công Thương đã thường xuyên chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị chức năng tập trung, ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thiện dự thảo Luật.
Bên cạnh các chỉ đạo, đốc thúc từ các cuộc họp giao ban, Lãnh đạo Bộ (Bộ trưởng, các Thứ trưởng) còn tham gia chỉ đạo trực tiếp tại các cuộc họp chuyên đề tiếp thu chỉnh lý các ý kiến của đại biểu Quốc hội bất kể thời gian nào; tham gia các cuộc họp, báo cáo tại các uỷ ban của Quốc hội, các hội nghị, hội thảo tiếp thu lấy ý kiến.
Có thể nói, lãnh đạo Bộ và các cục, vụ chức năng làm việc gần như không có ngày nghỉ, gần như “mắc màn” tại Quốc hội để đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Mấy tháng cuối năm, mặc dù rất bận rộn với các chuyến công tác trong và ngoài nước tháp tùng Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và các Hội nghị cấp Bộ trưởng liên quan đến ngành Công Thương..., nhưng Tư lệnh ngành Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vẫn phải dành thời gian chỉ đạo sát sao việc xây dựng Luật điện lực (sửa đổi). Tháng 11/2024 là tháng cuối cùng phải hoàn thành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã phải hủy bỏ mấy chuyến công tác nước ngoài với Thủ tướng để ở nhà chỉ đạo, gặp gỡ, họp bàn với các cơ quan, bộ, ngành liên quan, với các Ủy ban của Quốc hội.... Chuyến công tác tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tổ chức tại Vancouver, Canada từ ngày 24-29/11/2024 rất quan trọng, tuy nhiên Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, sau khi phát biểu những nội dung quan trọng, được các nước thành viên CPTPP ghi nhận, đã phải dời hội nghị sớm để nhanh chóng bay về Hà Nội. Máy bay hạ cánh lúc 20h35, Bộ trưởng đã đi thẳng từ sân bay về dự họp phiên họp cuối cùng với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội để thảo luận những vướng mắc cuối cùng của Luật Điện lực (sửa đổi), để kịp thông qua vào ngày hôm sau 30/11/2024.
Có thể nói, trong gần 1 năm qua, Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được chuẩn bị hết sức nghiêm túc; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước.
Với tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan với hàng trăm cuộc họp lớn nhỏ từ cấp Bộ, Ban soạn thảo, Tổ biên tập, hội thảo, hội nghị đến phiên các phiên họp báo cáo, giải trình, thảo luận ở Tổ, thảo luật tại hội trường Quốc hội… các nội dung của Luật Điện lực sửa đổi đã được thực hiện khẩn trương nhưng kĩ lưỡng và thận trọng, đảm bảo chất lượng của dự án Luật và được Quốc hội thông qua vào chiều ngày 30/11/2024.
Những điểm mới của Luật Điện lực 2024:
Thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng công trình nguồn điện
Tại Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực, chương I của Luật Điện lực (sửa đổi) quy định, Nhà nước ban hành các chính sách phát triển, đầu tư xây dựng ngành điện bảo đảm yêu cầu là ngành công nghiệp hạ tầng quan trọng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.
Nhà nước độc quyền trong các hoạt động sau đây vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia: Điều độ hệ thống điện quốc gia; đầu tư xây dựng và vận hành dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định; vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.
Chính sách phát triển điện vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: Ưu tiên ngân sách nhà nước, kết hợp huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện bảo đảm cung cấp điện an toàn, thường xuyên, tin cậy cho các hộ gia đình và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương. Đồng thời, ưu đãi về đầu tư, tài chính và ưu đãi, hỗ trợ khác đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài xây dựng nguồn, lưới điện, kinh doanh cấp điện cho các hộ gia đình bảo đảm bền vững và hiệu quả.
Luật Điện lực (sửa đổi) cũng nêu rõ, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện do mình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. Dự án điện lực sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước được vay lại vốn và cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Bên cạnh đó, có cơ chế phát triển các dự án điện lực phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và Nhân dân, ổn định kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ, bao gồm: sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn và thời gian áp dụng, nguyên tắc tính giá điện, bảo đảm thực hiện dự án đầu tư, thời hạn của chính sách đối với từng trường hợp.
Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp, lắp đặt các thiết bị, hệ thống thu giữ các-bon để giảm phát thải ra môi trường, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về chính sách phát triển nhiệt điện khí: Ưu tiên phát triển nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí trong nước, phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống điện; có cơ chế huy động các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước tối đa theo khả năng cấp khí và các ràng buộc về nhiên liệu để bảo đảm hài hoà lợi ích tổng thể của quốc gia. Ngoài ra, có cơ chế để phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng theo quy định tại khoản 6 Điều này; ưu tiên phát triển các dự án điện lực gắn với việc sử dụng chung hạ tầng kho cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng, đường ống khí để giảm giá thành sản xuất điện.
Về chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới: Phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống điện với giá thành điện năng hợp lý, đồng bộ với phát triển lưới điện và quy hoạch phát triển điện lực, phù hợp với trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, đáp ứng mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam trong từng thời kỳ; Có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho từng loại hình nguồn điện, trong đó có các dự án thuỷ điện nhỏ được xác định theo quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi; khuyến khích đầu tư các dự án tham gia thị trường điện cạnh tranh.
Đáng chú ý, về chính sách phát triển điện hạt nhân: Quy hoạch phát triển điện hạt nhân phải gắn liền, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực để bảo đảm mục tiêu an ninh cung cấp điện; đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Điện lực (sửa đổi) cũng nêu, xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực. Tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực điện lực phù hợp với các cấp độ thị trường điện cạnh tranh theo nguyên tắc sau đây: Tách bạch chức năng sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ với chức năng quản lý nhà nước; tách bạch các hoạt động có tính độc quyền tự nhiên, độc quyền nhà nước với các hoạt động có tính cạnh tranh trong dây chuyền sản xuất điện năng để hình thành các đơn vị cung cấp dịch vụ hoạt động độc lập, hình thành nhiều đơn vị phát điện, nhiều đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện nhằm gia tăng đối tượng tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường điện;
Tập trung vào lĩnh vực cốt lõi và có thế mạnh của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực điện lực; tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và gia tăng giá trị doanh nghiệp; cung cấp điện cho hải đảo, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường
Về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện: Bảo đảm phản ánh chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh điện hợp lý, hợp lệ của đơn vị điện lực; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết giá của Nhà nước phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh; giá điện bảo đảm khuyến khích sử dụng điện có hiệu quả và tiết kiệm. Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý và giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh khi chưa đủ điều kiện tham gia hoặc không lựa chọn tham gia mua bán điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng, miền phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh; bảo đảm quyền tự quyết định giá mua điện, giá bán điện không vượt quá khung giá điện, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.
Giá điện bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực; xây dựng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng đặc thù theo các chủ trương của Nhà nước phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ. Về hỗ trợ tiền điện của Nhà nước: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí, cơ chế do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; Chính phủ ban hành phương án hỗ trợ giảm tiền điện trong trường hợp có sự cố, thảm họa theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự để ổn định phát triển kinh tế - xã hội.