Vì sao nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư?

Thanh Hóa đã thành lập 44 cụm công nghiệp, hiện mới chỉ có 5 cụm hoàn thành hạ tầng. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng.
Bền bỉ hành trình xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Nếnh

Nhiều cụm công nghiệp chậm tiến độ

Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh đã thành lập được 44 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.642,96 ha. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư lũy kế vào các cụm công nghiệp đạt 1.796 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 5 cụm công nghiệp cơ bản hoàn thành hạ tầng cụm công nghiệp theo giai đoạn, đủ điều kiện cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất như: Cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa (50 ha, chia làm 2 giai đoạn), thành lập tháng 4/2017, đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê đất 360.659,5 m2, chỉ còn lại 7.607,4 m2 chưa giải phóng mặt bằng được do Dự án đã hết thời hạn 03 năm Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất lúa (chủ đầu tư đang xin chuyển đổi mục đích đất trồng lúa sang đất khác).

Đã cơ bản hoàn thành hạ tầng trên diện tích đất đã thuê, hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải của toàn bộ dự án, đang trình xin cấp Giấy phép môi trường và đủ điều kiện để thu hút dự án thứ cấp.

Vì sao nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư?

Nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, đã thu hút 7 nhà đầu tư thứ cấp thuê 20,23 ha (đã lấp đầy giai đoạn 1); 5 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật; 7 cụm công nghiệp đang hoàn thành các thủ tục đầu tư, đang giải phóng mặt bằng để thuê đất với Nhà nước; 13 cụm công nghiệp đang hoàn thành thủ tục đầu tư, chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa; 4 cụm công nghiệp chủ đầu tư chưa tích cực triển khai thực hiện dự án, một số dự án chậm tiến độ cần phải xem xét thu hồi dự án; còn lại là các cụm công nghiệp mới thành lập.

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa đánh giá, so với kế hoạch và lộ trình phát triển thì nhiều cụm công nghiệp đang được đánh giá là chậm, bởi gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp, trong đó có một số nhóm vấn đề chung, như: Giá thuê đất cao ảnh hưởng tới thu hút nhà đầu tư thứ cấp, đề nghị sớm có thông báo điều chỉnh giá đất để làm cơ sở hoàn thiện thủ tục thuê đất. Kế hoạch sử dụng đất có muộn nên chưa hoàn chỉnh hồ sơ chấp thuận chuyển đổi đất lúa. Một số cụm công nghiệp xin bổ sung ngành nghề để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp...

Trên cơ sở đánh giá, phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào các cụm công nghiệp, Sở Công Thương Thanh Hóa đã và đang tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp hoàn thiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường... để thu hút dự án đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp. Cùng với đó, sở cũng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư, thu hút dự án thứ cấp vào thuê đất, đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp.

Đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng

Để đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương triển khai nhiều giải pháp.

Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ đầu tư: Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ để hoàn - thiện thủ tục đầu tư thực hiện dự án và tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; ký cam kết giữa chủ đầu tư với UBND cấp huyện về tiến độ bố trí vốn đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng, lãm rõ trách nhiệm của mỗi bên nếu không thực hiện cam kết; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm công nghiệp.

Vì sao nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư?

Thanh Hóa đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng. Ảnh minh họa

Giao UBND cấp huyện chỉ đạo ban giải phóng mặt bằng huyện hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng diện tích cụm công nghiệp; hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình lập hồ sơ thuê đất với nhà nước; hỗ trợ các chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp khi có yêu cầu; tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm.

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công Thương làm đầu mối theo dõi tiến độ của từng cụm công nghiệp đã được thành lập; trong đó lập biểu chi tiết từng nội dung công việc yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành (kể từ ngày thành lập đến khi nghiệm thu, đủ điều kiện thu hút nhà đầu tư thứ cấp) để đưa cụm công nghiệp đi vào hoạt động; trên cơ sở đó, hàng quý tổ chức đánh giá trách nhiệm của từng chủ đầu tư, UBND cấp huyện, các sở, ngành có liên quan trong công tác phối hợp thực hiện dự án; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, có ý kiến chỉ đạo; phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, chấm dứt hiệu lực đối với các cụm công nghiệp chậm tiến độ mà nguyên nhân cơ bản do chủ đầu tư không đủ năng lực hoặc không tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc; cụm công nghiệp Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy...

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao các sở, ban, ngành tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm; Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận được Hồ sơ đề nghị thuê đất còn lại của chủ đầu tư cụm công nghiệp tham mưu, giải quyết thủ tục thuê đất trình UBND tỉnh; Sở Giao thông vận tải hỗ trợ các chủ đầu tư hoàn chỉnh thủ tục đấu nối giao thông khi có yêu cầu.

Đối với cụm công nghiệp chưa được thành lập, UBND tỉnh Thanh Hóa giao UBND cấp huyện tăng cường công tác quản lý, xử lý các vi phạm của các dự án sản xuất về môi trường và sử dụng đất theo đúng quy định; huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các cụm công nghiệp cơ bản đã lấp đầy và chủ động giao cho 01 đơn vị của huyện (Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Ban quản lý dự án cấp huyện) quản lý.

Rà soát loại hiện trạng, quy hoạch để báo cáo UBND tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch những cụm công nghiệp không đủ điều kiện để thành lập chuyển thành khu sản xuất kinh doanh để thu hút đầu tư. Giao các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý cụm công nghiệp theo quy định.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Thanh Hóa, tiến độ đầu tư hạ tầng tại các cụm công nghiệp của tỉnh này sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp, tạo nhiều việc làm cho lao động, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân chong đèn "nuôi" hoa Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân chong đèn "nuôi" hoa Tết

Khắp các vườn hoa của người dân phường Kim Dinh (TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đêm cũng như ngày, người trồng đang chong đèn thức cùng hoa Tết.
TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư các trung tâm logistics đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư các trung tâm logistics đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng

TP. Hồ Chí Minh tăng cường các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics trên địa bàn để đón đầu làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng.
Quảng Ninh: Tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Quảng Ninh: Tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Quảng Ninh vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,11 tỷ USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 42,3% cùng kỳ.
Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển thành phố thông minh, bền vững

Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển thành phố thông minh, bền vững

Sáng 29/11, Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam-châu Á 2023 đã khai mạc với chủ đề: “Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững".
Hà Nội xây dựng và nâng tầm sản phẩm du lịch golf

Hà Nội xây dựng và nâng tầm sản phẩm du lịch golf

Được nhận giải thưởng “Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023”, Hà Nội là điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn, đặc sắc, an toàn và chất lượng.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu xây dựng cơ sở sửa chữa, thực hành máy bay

Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu xây dựng cơ sở sửa chữa, thực hành máy bay

Tỉnh Thừa Thiên Huế có buổi làm việc với các đơn vị liên quan về việc nghiên cứu xây dựng cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, kết hợp thực hành đào tạo máy bay.
Quảng Ninh: 9 năm liền tăng trưởng trên 2 con số

Quảng Ninh: 9 năm liền tăng trưởng trên 2 con số

Trong 9 năm (từ 2015 - 2023), tỉnh Quảng Ninh giữ vững đà tăng trưởng trên 2 con số; tổng GRDP ước đạt 11,03%.
Lý do UBND TP.Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Lý do UBND TP.Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập vì không đủ tiêu chí về diện tích, nhưng UBND TP. Hà Nội nêu 8 lý do không nên sáp nhập quận này.
Thanh Hóa: Ứng phó với hạn hán trong mùa khô để phục vụ sản xuất

Thanh Hóa: Ứng phó với hạn hán trong mùa khô để phục vụ sản xuất

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô.
200 gian hàng sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn của 21 tỉnh quy tụ tại hội chợ khu vực Đông Bắc

200 gian hàng sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn của 21 tỉnh quy tụ tại hội chợ khu vực Đông Bắc

Hội chợ khu vực Đông Bắc được tổ chức tại tỉnh Bắc Kạn, diễn ra từ ngày 24 – 30/11 với sự tham gia 200 gian hàng đến từ 21 địa phương.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tàu hàng container qua cảng Chân Mây

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tàu hàng container qua cảng Chân Mây

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức hội nghị kết nối hãng tàu, doanh nghiệp có hàng container qua cảng Chân Mây.
Đồng Nai đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ cho nông sản

Đồng Nai đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ cho nông sản

Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
Chính phủ Canada giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Trà Vinh nâng cao năng lực cạnh tranh

Chính phủ Canada giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Trà Vinh nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong 9 năm, Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) đã tài trợ 11 triệu đô la Canada cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Trà Vinh.
Hải Phòng và Quảng Ninh dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài

Hải Phòng và Quảng Ninh dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài

Hải Phòng, Quảng Ninh đang là 2 địa phương dẫn đầu trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đà Nẵng: Đưa thiết bị truyền nhận tín hiệu công nghiệp cho xe đầu kéo vào dây chuyền khai thác container

Đà Nẵng: Đưa thiết bị truyền nhận tín hiệu công nghiệp cho xe đầu kéo vào dây chuyền khai thác container

Việc đưa thiết bị truyền nhận tín hiệu công nghiệp cho xe đầu kéo vào dây chuyền khai thác container làm lợi cho Cảng Đà Nẵng ít nhất 4 tỷ đồng trong 3 năm.
Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Điện Biên: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá cho bà con đồng bào dân tộc

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Văn hóa và con người là nền tảng, nguồn lực phát triển Thủ đô

Văn hóa và con người là nền tảng, nguồn lực phát triển Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa giai đoạn mới, Hà Nội cần tập trung vào 3 yếu tố chính: Con người, di sản văn hóa và hạ tầng văn hóa (không gian sáng tạo).
Đồng Nai: Sản xuất công nghiệp tháng 10 vẫn duy trì tăng trưởng trong khó khăn

Đồng Nai: Sản xuất công nghiệp tháng 10 vẫn duy trì tăng trưởng trong khó khăn

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2023 của Đồng Nai vẫn có sự tăng trưởng so với tháng trước dù gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị trên thế giới.
Bắc Ninh đứng thứ 8 toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh logistics

Bắc Ninh đứng thứ 8 toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh logistics

Kết quả khảo sát mới đây cho thấy, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh logistics.
Tháo gỡ vướng mắc tại dự án đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình

Tháo gỡ vướng mắc tại dự án đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình

Sau gần 6 năm thi công, qua 2 lần giãn thời gian về đích, Dự án đầu tư xây dựng đường ven biển Hải Phòng-Thái Bình vẫn gặp nhiều vướng mắc chờ tháo gỡ.
Hải Phòng: Giảm 30% tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải

Hải Phòng: Giảm 30% tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải

Các doanh nghiệp Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải sẽ được giảm tiền thuê đất 30%. Việc này không áp dụng với doanh nghiệp có nợ, chậm nộp tiền của các năm trước.
Ninh Bình: Triển khai hiệu quả Chương trình OCOP

Ninh Bình: Triển khai hiệu quả Chương trình OCOP

Chương trình OCOP đã được tỉnh Ninh Bình triển khai có hiệu quả với việc phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Quảng Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đầu năm chưa đạt 50% kế hoạch

Quảng Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đầu năm chưa đạt 50% kế hoạch

Tính đến ngày 31/10/2023, tỉnh Quảng Ninh mới giải ngân được gần 50% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Công nhận 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Thừa Thiên Huế: Công nhận 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 64 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023.
Hải Dương đấu thầu chọn đơn vị thi công cầu vượt sông Kinh Môn vào quý 1/2024

Hải Dương đấu thầu chọn đơn vị thi công cầu vượt sông Kinh Môn vào quý 1/2024

Dự kiến quý 1/2024, Hải Dương tổ chức đầu thầu lựa chọn nhà thầu thi công cầu vượt sông Kinh Môn và đường dẫn nối nút giao lập thể với Quốc lộ 5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động