Vì sao lương chị lao công cao hơn anh kỹ sư?

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội lý giải do thang bảng lương nên người lao động tuần tự tăng lương, dẫn đến việc lương chị lao công cao hơn anh kỹ sư.
Tăng lương cơ sở từ 1/7/2023, bảng lương sĩ quan quân đội sẽ tăng như thế nào? Hoàn thiện chế độ tiền lương, phụ cấp mới; quy định hệ thống bảng lương mới

Sáng nay (24/10), tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại tổ về các vấn đề kinh tế - xã hội.

Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, hiện đang có tình trạng "chị tạp vụ lương rất cao, trong khi ông kỹ sư ra trường lương thấp". Nguyên nhân là do thang bảng lương nên người lao động cứ tăng lương theo định kỳ.

Nhà nước sẽ bỏ thang bảng lương

Nói về cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, tháng 5/2018, Trung ương thông qua Nghị quyết 27 cải cách tiền lương.

"Đây là quyết định rất đúng, nhưng 6-7 năm qua, mỗi năm chỉ điều chỉnh lương, thực ra bù vào trượt giá, chưa phải là cải cách tiền lương. Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển", ông Dung nói.

Nêu ví dụ lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng thấp hơn lương tối thiểu vùng thấp nhất, "vậy họ sống làm sao?"- ông Dung đặt câu hỏi và đề nghị thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương. Trong đó, quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở, trả lương theo vị trí việc làm, thang bảng lương.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cải cách tiền lương khu vực công nhưng phải đi đôi với cải cách tiền lương doanh nghiệp Nhà nước. Bởi hiện nay, doanh nghiệp Nhà nước gặp tình trạng thua lỗ, công nhân thu nhập không có, nhưng người quản lý rất cao.

Vì sao lương chị lao công cao hơn anh kỹ sư?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lý giải về lương chị lao công, tạp vụ cao hơn anh kỹ sư (Ảnh: NĐ)

Ông Dung cho rằng, người quản lý đang "ăn" bảng lương hoàn toàn khác với người lao động. Về nguyên tắc cải cách tiền lương doanh nghiệp Nhà nước, thì người quản lý phải "ăn" lương cùng với người lao động, lợi nhuận cao thì người quản lý cũng cao".

Ông Đào Ngọc Dung cho hay, tới đây Nhà nước bỏ thang bảng lương, chỉ can thiệp ban hành cho mức lương tối thiểu.

"Thang bảng lương do mình ban hành cứ ba năm tăng một lần thì dẫn tới thực trạng chị tạp vụ lương rất cao, trong khi anh kỹ sư ra trường lương rất thấp", ông Dung dẫn chứng.

Tăng lương từ 1/7/2024

Tham gia thảo luận tổ về nội dung này, đại biểu Quốc hội Vũ Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho biết, điểm nhấn trong năm 2024 là tăng lương thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, hiện nay Chính phủ đã đưa ra đề án cải cách tiền lương và trình Quốc hội thông qua.

Vì sao lương chị lao công cao hơn anh kỹ sư?
Đại biểu Quốc hội Vũ Lưu Mai (đoàn Hà Nội) thảo luận góp ý tại tổ sáng 24/10 (Ảnh: NĐ)

"Theo đề án này, lương của các bộ công chức và lực lượng liên quan sẽ tăng từ 1/7/2024. Nhưng cần kiểm soát lạm phát. Chúng ta nhận thấy mỗi lần tăng lương, kể cả đối với người nghỉ hưu thì có tác động tiêu cực về lạm phát, giá cả tăng theo", bà Mai nói.

Đại biểu Mai dẫn chứng, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng năm 2023 (tính 4 tháng) có đến 32% các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng cao. "Nếu mà chúng ta tăng lương không kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của tăng lương cũng không được bảo đảm", bà Mai nhận định.

Bà Mai cho rằng, cần phải tăng lương thực chất, không cào bằng, trong bối cảnh ngân sách còn có chừng mực thì tăng lương là cả một cố gắng.

"Theo Nghị quyết 27, khi tăng lương thì không còn khoản phụ cấp khác, chúng tôi cho rằng Chính phủ cần lưu ý, khi không còn phụ cấp thì người đang có thu nhập từ phụ cấp không bị ảnh hưởng khi thực hiện đề án này. Đi cùng với tăng lương phải tinh giản biên chế để bộ máy thực sự có hiệu quả", bà Mai nói.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lương cơ sở

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động