Vì sao giao dịch tiền ảo chưa đưa vào Luật Phòng chống, rửa tiền (sửa đổi)?

Ngân hàng nhà nước cho biết sẽ chưa quy định cụ thể hành vi rửa tiền qua giao dịch tiền ảo trong dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
Cần thận trọng khi giao dịch tiền ảo

Thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) ngày 1/11, đại biểu Huỳnh Thị Phúc - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho rằng, việc xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) đã kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tế, nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế phù hợp với các chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống rửa tiền, phát hiện, xử lý những vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản có liên quan đến tham nhũng và kinh tế.

Giao dịch tiền ảo chưa đưa vào Luật Phòng chống, rửa tiền (sửa đổi), Thống đốc Ngân hàng nói gì?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Góp ý về dự thảo Luật, đại biểu nhấn mạnh, sự phát triển của kinh tế số cũng là cơ hội để các đối tượng tội phạm có hành vi gian lận tinh vi, phức tạp hơn, bao gồm các hành vi rửa tiền sử dụng công nghệ cao thông qua các kênh thương mại điện tử, dịch vụ tài chính trên nền tảng số…

Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền đối với tiền ảo, tài sản ảo để kịp thời ngăn chặn các hành vi rửa tiền. "Rửa tiền là vấn đề toàn cầu, không chỉ làm ảnh hưởng an ninh quốc gia, mà còn đe dọa tính ổn định, minh bạch và hiệu quả của hệ thống tài chính" - đại biểu Huỳnh Thị Phúc nêu.

Đại biểu Hoàng Thị Đôi - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La cho rằng, tội phạm lợi dụng khoa học công nghệ để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, không loại trừ có các hành vi rửa tiền. Hiện tại, có một loại dữ liệu trên không gian mạng được một số người gán cho giá trị, được gọi là tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử.

Có tình trạng sử dụng khoa học công nghệ, dữ liệu trên không gian mạng để thực hiện các thỏa thuận trao đổi giữa các cá nhân trên phạm vi toàn cầu, vượt qua các quy định về mặt tài chính, tiền tệ của các quốc gia, khu vực.

Đại biểu nhấn mạnh, đây là giao dịch trên các nền tảng trực tuyến, hoặc thỏa thuận cá nhân không chính thức, không hề được kiểm soát, do loại dữ liệu này chưa được pháp luật công nhận về mặt giá trị, nhưng không vì thế mà không tồn tại các giao dịch, trao đổi thỏa thuận với chức năng như có đồng tiền riêng thực thụ.

"Ở khía cạnh nào đó, đã tồn tại thị trường giao dịch loại dữ liệu trên không gian mạng này, xét về kinh tế thì có tiền thật, tài sản thật đổ vào tài nguyên này, chưa có pháp luật kiểm soát, dẫn tới hậu quả là gây nhiều thiệt hại cho nhiều người dân" - đại biểu Hoàng Thị Đôi cho hay.

Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 theo hướng, quy định khung pháp lý để kiểm soát toàn bộ các hình thức chuyển đổi, thỏa thuận trao đổi tiền thông qua các công cụ mã hóa trên không gian mạng, nhằm thực hiện phòng, chống rửa tiền và các loại tội phạm có liên quan.

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cảm ơn các ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ ngày 24/10 cũng như tại hội trường hôm nay.

Các ý kiến rất xác đáng, tâm huyết, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các vị đại biểu Quốc hội đối với công tác phòng, chống rửa tiền nói chung cũng như việc xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi nói riêng.

Về ý kiến của một số đại biểu đề nghị bổ sung trong dự thảo luật này là các công ty cung cấp dịch vụ tài sản ảo hay kinh doanh tài chính tiền tệ trên nền tảng về công nghệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong quá trình xây dựng, cơ quan soạn thảo đã đưa các hoạt động này vào trong dự thảo luật, nhưng trong quá trình tham vấn ý kiến qua nhiều vòng, các ý kiến cho rằng các hoạt động này chưa được quy định trong các văn bản quy định pháp luật hiện hành vì vậy chưa nên đưa vào dự thảo luật.

Chính vì vậy, quy định này sẽ giao Chính phủ bổ sung đối tượng báo cáo sau khi được sự chấp thuận, đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay.

Nhóm vấn đề thứ ba, các đại biểu quan tâm rất nhiều, đó là liên quan đến “dấu hiệu đáng ngờ” và báo cáo “giao dịch đáng ngờ”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, dấu hiệu đáng ngờ chủ yếu là mang tính định tính, cơ quan soạn thảo tổng hợp từ kinh nghiệm mang tính phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và có cân nhắc những đặc thù về các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm của Việt Nam.

Do dấu hiệu giao dịch đáng ngờ là định tính và chỉ là bước khởi đầu phát hiện ra có dấu hiệu đáng ngờ, là dấu hiệu cảnh báo ban đầu, sau đó các đối tượng báo cáo, các chủ thể báo cáo sẽ gửi cho Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận thông tin để phân tích, xử lý…

Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng giải trình về nhóm vấn đề liên quan đến các vấn đề về trì hoãn giao dịch. Theo đó, để tránh lạm dụng với ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân dự thảo luật cũng đã quy định thời hạn trì hoãn không quá ba ngày kể từ ngày thực hiện và đối tượng báo cáo được miễn trách nhiệm pháp lý nếu thực hiện theo đúng các quy định của luật…

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc

Thủ tướng thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc

Chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa, thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc.
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.
80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Ngày 5/11 Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp với các cơ quan tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “80 năm Linh hồn, mạch sống của Quân đội cách mạng”.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra tại đình làng Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm:

Tổng Bí thư Tô Lâm: ''Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả''

Ngày 5/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả".
Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không mở ra cơ hội lớn trao đổi kinh nghiệm phát triển ngành hàng không, du lịch, mua sắm và thu hút đầu tư thương mại du lịch.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại là các khoản chi khác.
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Cùng với năng suất lao động thấp, trong khi chi phí logistic còn cao, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp phát triển cảng và đường thủy.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 4/11, đại biểu Rơ Châm H′Phik cho biết, cử tri tỉnh Gia Lai rất phấn khởi, kỳ vọng việc sửa đổi Luật Điện lực lần này.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng, quy định nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi về tiêu thụ trong nước đang gặp vướng mắc khiến nhiều doanh nghiệp bị khởi tố.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động