Về nơi cây quế hoá "vàng"

Không chỉ bán quế để mua vàng, thực tế, từ cây quế, người dân ở huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đã đổi được rất nhiều thứ khác - giá trị và ý nghĩa hơn: Đó là tư duy đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, là những diện tích đất rừng được phủ xanh bởi quế. Cụ thể và thực tế hơn, đó chính là một cuộc sống ấm no, an vui giữa môi trường bạt ngàn xanh tươi.

Nhờ trồng quế… người dân chỉ cho vay chứ không đi vay!

Bước chân đến cửa nhà chị Trần Thảo Dược (thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên) chúng tôi đã ngửi thấy hương quế thơm ngào ngạt. Sân trước, sân sau nhà chị Dược, đâu đâu cũng thấy các bao tải quế tươi chồng chất. Vừa thoăn thoắt đập để phân loại vỏ quế và cành quế, chị Dược vừa hỉ hả: “Nhà chả có gì ngoài quế. Cái nhà này, mấy cái xe máy, rồi con cái học hành đều từ quế mà ra…”

Người dân xã Đào Thịnh mang vỏ quế tươi đến bán cho Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam
Người dân xã Đào Thịnh mang vỏ quế tươi đến bán cho Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam

Tần tảo sớm hôm với rừng quế, nhưng chị Dược vẫn giữ được nước da trắng như trứng gà bóc, không được giới thiệu trước, khó có thể tin chị là một nông dân thực thụ. Kể chuyện về cây quế, chị Dược cho hay, trước năm 1995, gia đình chị chủ yếu là trồng lúa nương, sắn, bồ đề. Lúc bấy giờ dân trong xã Đào Thịnh nhiều nhà thiếu đói. Ngó thấy gần nhà có ông cụ lớn tuổi trồng được quế, cây to bán được tiền triệu (dù giá quế khi đó chỉ khoảng 1.500 đồng/kg). Ham quá, vợ chồng chị Dược rủ nhau đi vay tiền mua quế giống về trồng. Từ 500 cây, 1.000 cây giống ban đầu… đến giờ chị Dược chỉ ước chừng nhà có khoảng 10 ha quế, còn bao nhiêu nghìn cây thì chị không đếm nổi.

Năm 2000, chúng tôi bán chỉ được 1.700 đồng/kg vỏ quế. Rồi giá quế nhích dần lên 4.000, 5.000, 6.000 đồng/kg... Năm 2021, giá vỏ quế tươi trung bình là 25.000 đồng/kg, giá vỏ quế khô không nạo vỏ là 60.000 đồng/kg, giá vỏ quế khô đã nạo vỏ là 100.000 đồng/kg; giá lá quế 1.800-2.000 đồng/kg; tinh dầu quế từ 550.000 – 600.000 đồng/kg”. Trồng quế đã lâu năm, nhưng chị Dược cũng không nghĩ đến một ngày quế đạt giá tốt như thế. Với 10 ha quế hiện có, vào mùa thu hoạch, vợ chồng, con cái chị Dược làm không xuể, phải thuê 7-8 người làm, chi phí nhân công lên tới vài triệu đồng/ngày

Theo anh Phạm Văn Tiến – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh, không riêng nhà chị Dược, hầu hết những người dân trồng quế ở Đào Thịnh đều đã thoát nghèo, có của ăn của để. Xây nhà, tậu xe, cho con cái học hành giờ là chuyện rất bình thường với nhiều người dân ở đây. Phát triển cây quế cũng chính là yếu tố quan trọng để đưa Đào Thịnh sớm về đích Nông thôn mới (NTM), và hoàn thành NTM nâng cao như hiện nay.

Quế hữu cơ của Trấn Yên đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc
Quế hữu cơ của Trấn Yên đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc

Trong câu chuyện “trà dư tửu hậu” ở Đào Thịnh, nhiều người còn kể nhau nghe chi tiết “vui vui mà có thật”. Đó là, chuyện ngân hàng về Đào Thịnh mời người dân vay tiền mà không thành vì đa số người Đào Thịnh chỉ cho vay chứ không đi vay! “Đúng đó, có thiếu tiền đâu mà vay ngân hàng. Xe ô tô chưa sắm thôi, chứ có việc cần chi 500 triệu đồng đến 700 triệu đồng , nhiều nhà có sẵn đó. Cũng là nhờ cây quế cả” – chị Dược phấn khởi khoe.

“Vàng xanh” trên đất Trấn Yên

Đến Đào Thịnh vào đúng mùa thu hoạch quế, trên khắp các đồi quế, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người tỉa lá, người bóc vỏ, người chặt cành… tiếng nói, cười nói râm ran. Theo anh Nguyễn Văn Cúc - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Đào Thịnh – cũng là người có tiếng về trồng quế: Quế hiếm khi bị sâu bệnh nên trồng quế khá nhàn. Quan trọng nhất là 2 năm đầu tiên phải làm cỏ để quế lên tốt, từ năm thứ 4 là không phải làm cỏ, đến năm thứ 5 là có thu nhờ thu hoạch kiểu tỉa cành. Cây quế quý ở chỗ, có thể cho thu hoạch toàn thân, trừ rễ. Tính theo giá bán quế 3 năm gần đây thì, một ha quế 5 năm tuổi thu được 40 triệu - 50 triệu đồng, 6,7 tuổi thu được 70 triệu - 80 triệu đồng, 8 tuổi thu về hơn 100 triệu đồng, 12-13 tuổi thu được 500 triệu - 700 triệu đồng. Quế có giá, việc trồng quế lại không vất vả như nhiều loại cây trồng khác, nên người dân Đào Thịnh ai cũng phấn khởi. Nhất là từ khi địa phương này tập trung vào chăm sóc quế hữu cơ, sản lượng quế thu hoạch đến đâu đều được Công ty CP sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam (VINASAMEX) thu mua hết với giá cao. Người dân theo đó chỉ lo sản xuất chứ không bị áp lực về đầu ra cho sản phẩm.

Cả những cành quế nhỏ cũng được các công ty, cơ sở sản xuất quế thu mua
Cả những cành quế nhỏ cũng được các công ty, cơ sở sản xuất quế thu mua

Được biết, Đào Thịnh chỉ là xã sở hữu nhiều diện tích quế hữu cơ (800 ha/880 diện tích rừng) và có nhà máy chế biến quế quy mô 11.000m2 ở huyện Trấn Yên. Thực tế, các xã có “thâm niên” và diện tích “khủng” về trồng quế ở huyện Trấn Yên phải kể đến xã Kiên Thành 2.779 ha, Hồng Ca 2.526 ha, Y Can 2.166 ha, Lương Thịnh 2.221 ha, Tân Đồng gần 2.000 ha... Đến nay, tổng diện tích quế của huyện Trấn Yên đã đạt xấp xỉ 20.000 ha. Trong đó, quế an toàn theo hướng hữu cơ đạt 8.100ha, vùng quế đạt chứng nhận quốc tế và trong nước gần 2.200ha, quế mới trồng và trồng thay thế khoảng 1.200ha/năm.

Với sự vào cuộc của Công ty CP sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam và gần 100 cơ sở chuyên thu mua gom các sản phẩm quế khô và tươi, quế Trấn Yên hiện đã được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Đài Loan , Ấn Độ, Băng-la-đét, Pakistan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…với giá trị thu về trên 500 tỷ đồng/năm, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân trong huyện. Đặc biệt, nguồn thu từ quế đã và đang giúp Trấn Yên có được 1 xã NTM kiểu mẫu, 3 xã NTM nâng cao và 62 thôn NTM kiểu mẫu… Đây cũng là cơ sở để Trấn Yên mạnh dạn đặt mục tiêu, đến năm 2025, 100% số xã trên địa bàn đạt NTM nâng cao, 6 xã đạt NTM kiểu mẫu, huyện Trấn Yên được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện NTM kiểu mẫu gắn với đô thị hoá.

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đắc lực giúp huyện miền núi Trấn Yên xoá đói nghèo, mà hơn thế, việc phát triển kinh tế từ trồng quế đã và đang giúp huyện Trấn Yên phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, duy trì nguồn nước…. Từ những kết quả “trông thấy” của cây quế, ông Nguyễn Đức Mầu – Phó chủ tịch huyện Trấn Yên cho biết: “Phát triển diện tích trồng quế an toàn theo hướng hữu cơ sẽ là hướng đi chủ đạo của cây quế Trấn Yên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để phục vụ xuất khẩu, đem lại giá trị cao cũng sẽ được Trấn Yên đặc biệt quan tâm”.

Còn nhớ, trong lần gặp gỡ với chị Lê Thị Lụa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Việt Thành, tại UBND huyên Trấn Yên, chị Lụa tha thiết mời tôi ghé thăm xã Việt Thành, không phải vì Việt Thành có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM, mà đơn giản là vì “qua Việt Thành chơi, chị sẽ dẫn em thăm đồi quế của bà con. Đồi quế đều, xanh mướt, đẹp như tranh. Cùng tham gia thu hoạch quế với bà con, đảm bảo em sẽ mê…”.

Hơn tất cả, có lẽ tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào và ý thức trong việc chuyển đổi cây trồng của chính quyền và nhân dân huyện Trấn Yên chính là lý do để cây quế phát triển và thực sự mang lại những giá trị lớn lao cho vùng đất này. Trong tiết trời mùa xuân ấm áp, giữa những khoảng rừng quế vừa thu hoạch, những cây quế giống lại được người dân nâng niu trồng mới…Với cách làm này, bất kỳ lúc nào trở lại Trấn Yên, khách phương xa cũng có thể gặp được những rừng quế sinh sôi, xanh ngút tầm mắt cùng hương thơm quyến luyến mỗi bước chân qua…

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

4 ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 100% lãi suất vay, thời hạn hỗ trợ không quá 7 năm.
Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động