Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Vấn đề quan trọng… chưa được coi trọng!

Trong lúc dân số nhiều quốc gia trên thế giới đã có những cải thiện vượt bậc về thể chất, thì số người thấp còi, suy dinh dưỡng của Việt Nam vẫn chiếm tỉ lệ không nhỏ. Nguyên nhân của thực trạng này bắt nguồn từ việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng – vấn đề được ví như “nạn đói tiềm ẩn” – đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự phát triển nguồn nhân lực.    

Vi chất dinh dưỡng: Nhỏ mà lợi hại

van de quan trong chua duoc coi trong
Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ em

Vi chất dinh dưỡng (bao gồm I - ốt, sắt, kẽm và vitamin A - còn gọi là vitamin và khoáng chất) là dưỡng chất được cơ thể đòi hỏi một lượng rất nhỏ nhưng lại giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em.

“Cơ thể thiếu các vi chất này sẽ dẫn đến tình trạng: thiếu máu, suy yếu sự phát triển, tổn thương não, mù lòa, suy giảm hệ thống miễn dịch. Hậu quả nhãn tiền, chúng ta có thể thấy rõ ở nhiều cháu nhỏ vùng sâu, vùng xa còi cọc, thấp bé, chậm phát triển; những người bướu cổ, phình đại tuyến giáp ở cổ” – Tiến sĩ, bác sĩ Trần Khánh Vân (Viện Dinh dưỡng) thông tin.

Cũng theo bác sĩ Vân: “Vấn đề cân nặng có thể tăng tốc bằng cách bổ sung thêm các loại thực phẩm, nhưng với chiều cao và trí tuệ (liên quan mật thiết tới sắt, kẽm, I - ốt) thì không đơn giản như vậy. Để giúp cơ thể tăng trưởng, vi chất dinh dưỡng cần phải thường xuyên được bổ sung, đặc biệt là trong các mốc quan trọng của đời người. Bỏ qua quá trình này, coi như chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội có được những lớp công dân cao lớn, khỏe mạnh và thông minh”.

Cụ thể hơn, PGS.TS Lê Bạch Mai - Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam minh chứng: Nếu người mẹ khi mang thai được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng. Em bé sinh ra được bổ sung sắt và kẽm trong thời điểm vàng (1.000 ngày đầu đời) thì việc thế hệ con cái cao hơn bố mẹ 10 -12 cm là hoàn toàn có thể.

Vi chất dinh dưỡng có ở đâu?

van de quan trong chua duoc coi trong
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thiếu vi chất dinh dưỡng có nguy cơ dẫn đến đến tổn thương não ở thai nhi

Thực tế, các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng thường rất đắt đỏ, vượt xa khả năng chi tiêu của đại đa số dân số. Với các loại thực phẩm bình thường, để đáp ứng được lượng vi chất dinh dưỡng cần thiết, sẽ phải cần đến một số lượng thực phẩm rất lớn và đa dạng. Đơn cử như, để một người phụ nữ có thai, đang cho con bú được cung cấp đủ 220-250mcg I - ốt/ngày, cần sử dụng ít nhất 2kg cá biển/ngày. Điều này vô cùng khó thực hiện. Với những người yếu thế, dễ tổn thương, đây là vấn đề bất khả thi.

Chính vì vậy, để có thể tăng cường vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, không còn cách nào khác là phải bổ sung các vi chất này vào thực phẩm. Thực tế, từ nhiều năm trước, trên thế giới đã có 129 quốc gia có quy định bắt buộc bổ sung I - ốt vào muối, 98 quốc gia có quy định bắt buộc sử dụng muối I - ốt trong chế biến thực phẩm (Mỹ, Úc, Áo, Đan Mạch, New Zealand, Romania, Tây Âu, Thái Lan, Campuchia…). Cùng với đó, đã có 85/149 quốc gia bắt buộc bổ sung sắt và 85/118 nước bổ sung kẽm vào bột mì. Cụ thể như Campuchia, từ năm 2003, đất nước này đã luật hóa quy định bắt buộc tăng cường I - ốt vào muối…

Kết quả của việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được Nhà kinh tế đoạt giải Nobel - Vernon Smith khẳng định là “Một trong những đầu tư hấp dẫn nhất nhằm cung cấp được dưỡng chất cho một thế giới thiếu dinh dưỡng. Lợi ích từ việc này – về mặt sức khỏe, học hành và năng suất gia tăng là rất lớn”. Con số cụ thể được ước tính: Cứ1 USD chi cho tăng cường vi chất vào muối và bột mì mang lại lợi nhuận là 9,91 USD. Đầu tư hàng năm cho chương trình vi chất trong 5 năm mang lại lợi nhuận 15,3 tỉ USD; công dân có sức khỏe tốt hơn, ít tử vong hơn, tăng mức thu nhập sau này.

Việt Nam – Hành xử sao với vi chất dinh dưỡng?

van de quan trong chua duoc coi trong
Bố sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm chưa nhận được sự hợp tác của các cơ sở chế biến thực phẩm

Nhận thức được tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất vào thực phẩm. Trong đó, bắt buộc tăng cường I - ốt vào muối; tăng cường sắt, kẽm vào bột mỳ; tăng cường vitamin A vào dầu thực vật để khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng…Tuy nhiên, đã hơn 4 năm Nghị định 09/2016/NĐ-CP có hiệu lực, nhưng số cơ sở chấp hành bổ sung vi chất vào dầu ăn, muối và bột mì vẫn “đếm trên đầu ngón tay”.

Cơ sở chưa chấp hành thì lấy lý do bổ sung vi chất dinh dưỡng sẽ làm thay đổi màu, mùi vị của thực phẩm (mặc dù các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sử dụng muối I - ốt trong chế biến thực phẩm không làm thay đổi đặc tính cảm quan và chất lượng thực phẩm). Cơ sở đã thử nghiệm và chấp nhận bổ sung thì lo ngại giá thành tăng, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm so với những đơn vị không tuân thủ bổ sung vi chất dinh dưỡng. Về phía người tiêu dùng, do chưa có được những hiểu biết nhất định về vi chất dinh dưỡng nên rất ít người quan tâm đến việc thực phẩm có hay không có thành phần của vi chất dinh dưỡng theo quy định của Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Vi chất dinh dưỡng vì thế vẫn còn xa lạ (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) với đại đa số người Việt.

Giai đoạn 2020 -2030, Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể “Nâng cao tầm vóc Việt”, với mục tiêu “Nâng chiều cao của người Việt Nam - đặc biệt là thế hệ trẻ - từ nay đến năm 2030 cao hơn từ 2,5cm đến 3,5cm. Vào năm 2030 chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam đạt 1,68cm-1,69cm và 1,55cm đối với nữ”. Tuy nhiên, trước thực tế, Nghị định 09/2016/NĐ-CP chưa được các cơ sở chế biến thực phẩm thực thi một cách nghiêm túc, PGS,TS Lê Bạch Mai - Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng: “Thiếu vi chất dinh dưỡng thì mục tiêu nâng cao tầm vóc sẽ rất xa vời. Đã đến lúc, cần có những quy định bắt buộc, kèm với chế tài xử phạt với các cơ sở chế biến thực phẩm không tuân thủ quy định tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP”.

“Tìm ra những giải pháp thiết thực để Nghị định 09/2016/NĐ-CP đi vào đời sống sẽ giúp Việt Nam giải quyết căn bản, bền vững vấn đề thiếu I - ốt hiện nay, thay vì Chính phủ phải đầu tư hàng chục tỉ đồng/năm để đạt mục tiêu này (trước năm 2005, kinh phí cấp cho phòng chống thiếu I - ốt có năm lên tới 40-60 tỉ đồng). Thậm chí, cần thiết có thể hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở để việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trở thành một bước không thể thiếu trong quá trình chế biến thực phẩm” – Tiến sĩ, bác sĩ Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện nội tiết Trung ương nhấn mạnh.

Dân số khỏe mạnh, thông minh là nền tảng để xây dựng đất nước cường thịnh. Trong đó, việc bổ sung vi chất chính là giải pháp cơ bản, hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, đã đến lúc cần sự vào cuộc quyết liệt, tích cực của các Bộ, ban, ngành liên quan; có như vậy, Nghị định 09/2016/NĐ-CP mới phát huy hiệu quả, góp phần tránh được “nạn đói tiềm ẩn” do thiếu vi chất dinh dưỡng gây ra.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chất dinh dưỡng

Tin mới nhất

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hà Tĩnh.
Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ngày 13/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hải Dương.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Tối 22/10 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Tình trạng giả mạo văn bản của Sở Y tế với nội dung sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm xanh, thực phẩm an toàn giữa người sản xuất và tiêu dùng là cách thúc đẩy tiêu dùng xanh, thiết lập thói quen tiêu dùng thân thiện.
Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 2/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức Lễ Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024.
Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Mua thực phẩm tại chợ dân sinh là một thói quen của người dân. Việc thay đổi thói quen bán-mua, giúp người dân đến chợ dân sinh mua được thực phẩm an toàn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Sau ảnh hưởng của bão số 3, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm, vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng?
Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9 đến hết ngày 17/9 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, thị trường bánh “handmade” (sản phẩm làm thủ công bằng tay) khá sôi động. Năm nay, mặt hàng này cũng không ngoại lệ.
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma - BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc.
Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động