“Ván cược” lớn cho Mỹ và thế giới

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật gói cứu trợ kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD sau khi được Hạ viện Mỹ phê chuẩn cuối cùng trong cuộc bỏ phiếu ngày 10/3 với tỷ lệ 220-211.

Gói cứu trợ cung cấp 400 tỷ USD để thanh toán trực tiếp khoản chi 1.400 USD cho hầu hết người Mỹ; viện trợ 350 tỷ USD cho các chính quyền tiểu bang và địa phương, mở rộng tín dụng thuế trẻ em và tăng tài trợ cho việc phân phối vắc xin.

Gói cứu trợ nhiều tranh cãi

Sự phê chuẩn cuối cùng của Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã khép lại nhiều tuần tranh luận và gây tranh cãi trong Quốc hội mà không có sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa. Các đảng viên Dân chủ mô tả đạo luật này là phản ứng quan trọng đối với đại dịch Covid-19 đã khiến 528.000 người Mỹ thiệt mạng, khiến hàng triệu người mất việc làm. Chính quyền Biden nhận định, đây là gói cứu trợ lịch sử, là sự khởi đầu cho kết thúc của cuộc suy thoái lớn. Trong khi các thành viên Đảng Cộng hòa cho rằng, biện pháp này quá tốn kém và bao gồm những ưu tiên lũy tiến lãng phí.

“Ván cược” lớn cho Mỹ và thế giới

Gói cứu trợ mang lại chiến thắng đầu tiên cho Tổng thống Joe Biden trong nhiệm kỳ

Tuy nhiên, dự luật được công chúng Mỹ ủng hộ tại cuộc thăm dò dư luận quốc gia được tiến hành từ ngày 8-9/3 cho thấy, 70% người Mỹ ủng hộ kế hoạch này, bao gồm phần lớn đảng viên Dân chủ và Cộng hòa. Dự luật mang lại lợi ích cao cho cả hai đảng. Nếu thành công trong việc tạo ra sự thúc đẩy lớn cho nền kinh tế thì có thể cải thiện vận mệnh chính trị của đảng Dân chủ, khi họ cố gắng nắm giữ đa số trong Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Chỉ có một thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại gói này, vì cho rằng, chi phí vay cao gây nguy hiểm cho sự phục hồi.

Phiên bản dự luật được Thượng viện Mỹ thông qua trước đó đã loại bỏ mức tăng lương tối thiểu liên bang 15 USD mỗi giờ vào năm 2025; thắt chặt điều kiện cho các khoản thanh toán trực tiếp 1.400 USD, giới hạn ở những người có thu nhập dưới 80.000 USD, cắt giảm khoản chi trả bảo hiểm thất nghiệp xuống 300 USD mỗi tuần từ mức 400 USD đề xuất của Hạ viện, nhắm mục tiêu một số viện trợ của tiểu bang và chính quyền địa phương cho các cộng đồng nhỏ hơn. Theo ước tính của hai ủy ban quốc hội, các bang đã bỏ phiếu cho cựu Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái sẽ nhận được số tiền hỗ trợ giáo dục và chăm sóc trẻ em lớn hơn so với các bang ủng hộ Tổng thống Biden.

"Ván cược" lớn

Gói kích thích kinh tế của ông Biden là một "ván cược" lớn. Nếu thành công, Mỹ sẽ tránh được bẫy lạm phát thấp, tỷ lệ thấp "khốn khổ" mà Nhật Bản và châu Âu đang mắc kẹt. Kích thích tài khóa ồ ạt có thể trở thành phản ứng bình thường đối với các cuộc suy thoái. Tuy nhiên, rủi ro là nước Mỹ bị bỏ lại với các khoản nợ gia tăng, vấn đề lạm phát và một ngân hàng trung ương đang phải đối mặt với bài kiểm tra về uy tín của mình. Khi đại dịch xảy ra, người ta tự lo sợ, nền kinh tế thế giới sẽ ở trong tình trạng ảm đạm nhiều năm. Mỹ đang bất chấp sự bi quan như vậy. Sau khi vượt qua các dự báo tăng trưởng ảm đạm từ mùa hè năm ngoái, dự luật gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD đã bổ sung thêm "nhiên liệu tài khóa" vào các chính sách kinh tế vốn đã "rực lửa". Theo kế hoạch hiện tại, Cục Dự trữ liên bang (FED) và Kho bạc Mỹ cũng sẽ rót khoảng 2,5 nghìn tỷ USD vào hệ thống ngân hàng trong năm nay và lãi suất sẽ ở gần 0. Trong một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ đã trở nên mạnh mẽ hơn.

Kết quả có thể xảy ra là sự phục hồi vượt mức so với mùa xuân năm 2020. Vào tháng 1 năm nay, doanh số bán lẻ của Mỹ cao hơn 7,4% so với năm trước, vì hầu hết người Mỹ đã nhận được ngân phiếu 600 USD từ chính phủ, một phần của đợt kích cầu trước đó. Mắc kẹt ở nhà và không thể chi tiêu nhiều như bình thường tại các nhà hàng, quán bar và rạp chiếu phim, khiến người tiêu dùng tích lũy được 1,6 nghìn tỷ USD tiết kiệm vượt mức trong năm qua. Điều bất thường đối với quốc gia giàu có là một phần lớn tiền mặt được nắm giữ bởi các hộ gia đình nghèo, những người có khả năng sẽ chi tiêu khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn. Nếu vắc xin tiếp tục được cung cấp và Mỹ tránh gặp phải các biến thể mới, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống dưới 5% vào cuối năm nay.

Tin tốt không chỉ giới hạn ở Mỹ. Các cuộc khảo sát về sản xuất cho thấy dấu hiệu lạc quan ngay cả ở khu vực đồng euro, vốn đi sau về tiêm chủng và chiến đấu với các biến thể mới, đang áp dụng ít kích thích kinh tế hơn. Gói cứu trợ của ông Biden sẽ thúc đẩy hơn nữa nhu cầu hàng hóa toàn cầu. Thâm hụt thương mại của Mỹ đã lớn hơn 50% so với trước đại dịch, do nền kinh tế hút hàng nhập khẩu. Nhưng phần còn lại của thế giới sẽ không theo kịp tốc độ này. Ngày 9/3, OECD đã dự báo, nền kinh tế Mỹ, duy nhất trong số các nền kinh tế lớn sẽ tăng trưởng lớn hơn vào cuối năm 2022 so với dự đoán trước đại dịch. Từ tháng 4 - 9, Mỹ có khả năng tăng trưởng nhanh hơn cả Trung Quốc - quốc gia đang thắt chặt chính sách tiền tệ và thị trường chứng khoán đã giảm 9% kể từ giữa tháng 2. Vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng mà vào thời điểm tồi tệ nhất đã làm giảm 15% số người làm việc sẽ là một chiến thắng đối với nước Mỹ, và sẽ trái ngược với sự phục hồi chóng mặt sau cuộc khủng hoảng tài chính. Gói chi tiêu của ông Biden cung cấp khoản cứu trợ đáng hoan nghênh cho những người có cuộc sống bị ảnh hưởng lớn (nước Mỹ hiện vẫn đang thiếu 9,5 triệu việc làm).

Mỹ đang thực hiện một thử nghiệm kinh tế ba mũi nhọn không thể đoán trước, với các mức kích thích tài khóa lịch sử, thái độ khoan dung hơn của FED đối với lạm phát tạm thời và khoản tiết kiệm khổng lồ bị dồn nén mà không ai biết liệu người tiêu dùng sẽ tích trữ hay chi tiêu. Thử nghiệm này không diễn ra đồng thời kể từ sau thế chiến thứ hai. Điều nguy hiểm cho Mỹ và thế giới là nền kinh tế phát triển quá nóng. Đó là một rủi ro mà các nhà đầu tư đang cân nhắc. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tỷ lệ nghịch với giá, đã tăng khoảng một điểm phần trăm kể từ mùa hè năm ngoái, do kỳ vọng lạm phát cao hơn và lãi suất cao hơn. Do vai trò quan trọng của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu, triển vọng về chính sách tiền tệ của nước này sẽ lan rộng qua biên giới. Trong những tuần gần đây, ngân hàng trung ương của Australia đã phải tăng cường mua trái phiếu để ngăn lợi suất tăng quá nhiều. Ngân hàng Trung ương châu Âu đang quyết định xem có thực hiện một can thiệp tương tự hay không. Các thị trường mới nổi với thâm hụt lớn như Brazil, hoặc với các khoản nợ lớn bằng đồng USD như Argentina, có lý do để lo sợ việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu sau khi chính sách tiền tệ của Mỹ thay đổi.

FED kiên quyết sẽ giữ lãi suất ở mức thấp và tiếp tục mua tài sản cho đến khi nền kinh tế khỏe mạnh hơn. Lạm phát chắc chắn sẽ tăng lên khi giá hàng hóa sụp đổ sớm trong đại dịch giảm so với một năm trước đó, nhưng FED sẽ bỏ qua điều này. Theo cơ chế "lạm phát mục tiêu trung bình" mới được thông qua vào năm ngoái, họ đang tìm cách đưa lạm phát vượt mức mục tiêu 2% để bù đắp cho những thiếu hụt trong quá khứ. Điều đó đáng mong đợi bởi vì trong phần lớn thập kỷ qua, vấn đề của nền kinh tế thế giới là lạm phát quá ít. Ngay cả khi nền kinh tế quá nóng, Jerome Powell - Chủ tịch FED - đã lập luận, điều này cũng sẽ chỉ là tạm thời, động lực lạm phát dài hạn "không thay đổi theo xu hướng". Nhưng cả FED và thị trường đều không thể dự đoán kết quả cuối cùng của gói thử nghiệm này.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tại sao ông trùm công nghệ Nhật Bản chi gần 1 tỷ USD để mua chip AI từ Hoa Kỳ?

Tại sao ông trùm công nghệ Nhật Bản chi gần 1 tỷ USD để mua chip AI từ Hoa Kỳ?

Tập đoàn công nghệ SoftBank Nhật Bản mới công bố khoản đầu tư 960 triệu USD mua chip từ Nvidia, để phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Theo nhiều chuyên gia tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang tạo áp lực lên tiền tệ và nền kinh tế của các nước khác trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Nam Phi đối mặt với cơn sóng lạm phát tăng cao

Nam Phi đối mặt với cơn sóng lạm phát tăng cao

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi Lesetja Kganyago đã chỉ ra rằng, Nam Phi đang phải đối mặt với rủi ro lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động