Hà Nội giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

Vẫn “bắt cóc bỏ đĩa”

Mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo, nhiều giải pháp được đề ra và nhiều lần ra quân giải tỏa nhưng tình trạng chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Hà Nội vẫn cứ tồn tại, dẹp chỗ này, chỗ khác lại phát sinh.
Vẫn “bắt cóc bỏ đĩa”
Từ đầu năm đến nay, phát sinh nhiều chợ cóc mới

Vẫn còn hơn 110 chợ cóc, chợ tạm

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cuối năm 2016, trên địa bàn có 52 chợ cóc, chợ tạm. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm 2017, tức là chỉ sau dịp Tết lại mọc lên hàng loạt chợ cóc mới, nâng số chợ cóc, chợ tạm lên tới 213. Thành phố đã xử lý 112 chợ nhưng vẫn còn 111 chợ.

Ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho hay, việc xử lý triệt để chợ cóc, chợ tạm là bài toán khó do phong tục, tập quán của người dân, kỷ cương chưa nghiêm và quá trình vận động nhân dân chưa đạt yêu cầu.

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân khiến cho tình trạng chợ cóc, chợ tạm tồn tại dai dẳng là do nhiều nơi chính quyền địa phương chưa tích cực tuyên truyền, nhắc nhở người dân cũng như tiến hành giải tỏa và duy trì sau giải tỏa. Hệ thống chợ còn thiếu hoặc bố trí chưa phù hợp. Tiền thuê ki-ốt, mức thuế cao khi kinh doanh trong chợ khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tâm lý mua sắm của người tiêu dùng, muốn mua hàng tại chợ cóc, chợ tạm với giá rẻ và thuận tiện.

Cần một giải pháp căn cơ

Để ngăn chặn tình trạng chợ cóc tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè cần tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ và kêu gọi xã hội hóa đầu tư chợ dân sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lại không mặn mà do hiệu quả thấp, kinh doanh không có lãi. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư chợ đang bị vướng bởi Quyết định 40/2015/QĐ-TTg quy định các tỉnh, thành phố không gặp khó khăn thì không được dùng ngân sách đầu tư tập trung.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - chia sẻ, hiện đang có 83 chợ trong diện cấp bách phải cải tạo nhưng không thể sử dụng ngân sách. Nhiều quận, huyện, thị xã kiến nghị Sở Công Thương báo cáo thành phố về việc có thể dùng ngân sách địa phương để đầu tư, cải tạo hệ thống chợ, mở đường góp phần tăng hiệu quả kinh tế cũng như ngăn chặn chợ cóc bùng phát.

Theo các chuyên gia, để giải quyết tình trạng trên, ngoài quyết tâm, nỗ lực của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở, thành phố Hà Nội cần tiến hành rà soát tổng thể mạng lưới chợ, sớm cải tạo những chợ chật hẹp, mất vệ sinh, không phù hợp với đô thị hiện đại; nên dành quỹ đất thích đáng cho chợ truyền thống ngay từ khi quy hoạch các khu đô thị mới, đáp ứng nhu cầu của người dân, tránh tình trạng chợ cóc, chợ tạm mọc lên rồi mới lo đi xóa.

Để đẩy nhanh công tác quản lý, sắp xếp chợ cóc, chợ tạm, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát, phân loại và xây dựng, tập trung thực hiện phương án giải tỏa chợ cóc; sắp xếp, đề xuất bố trí chợ tạm, địa điểm bán hàng tam thời cho các hộ đã kinh doanh lâu năm trên vỉa hè, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định và hướng dẫn của Sở Công Thương… Đồng thời, giao Sở Công Thương tiếp tục phối hợp Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác giải tỏa chợ cóc, bố trí sắp xếp và quản lý chợ tạm tại các quận, huyện, thị xã; tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND thành phố theo quy định.

Ông Lê Hồng Thăng – Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội: Sở Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiên quyết trong công tác xử lý chợ cóc, chợ tạm. Nếu không báo cáo kịp thời, để phát sinh chợ cóc, chợ tạm thì đội quản lý thị trường tại khu vực đó phải chịu trách nhiệm.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chợ cóc ngã tư sở

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thanh Hóa:

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Thanh Hóa phát động phong trào

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn