Vải thiều chính danh sang Nhật

Đã có gần 30 năm gắn bó với cây vải thiều nên anh Phạm Văn Dũng (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) không giấu được vui mừng khi nghe tin vải thiều của Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản. Cây vải mới đang ở giai đoạn ủ hoa, nhưng với nhiều người nông dân huyện Lục Ngạn, mùa vải năm nay, dự báo sẽ "ngọt" hơn rất nhiều. 
Tin vui từ xứ sở Hoa anh đào

Mùa hè năm 2019, chị Thanh người Việt đang định cư ở Nhật Bản gửi cho tôi tấm hình chụp mấy trái vải Đài Loan nhỏ nhỏ, kèm theo lời nhắn: "Giá tại các siêu thị Nhật tầm 400-500 Yên/ hộp 7-8 quả (khoảng 100.000 đồng Việt Nam). Nghĩ mà xót xa cho quả vải và người trồng vải Việt Nam".

Cũng theo lời chị Thanh, vải Đài Loan bán khá nhiều ở các chợ đầu mối, siêu thị Nhật Bản, giá trung bình khoảng 400.000 - 500.000 đồng/kg, ăn ngon như vải Việt Nam, nhưng mẫu mã thì không đẹp bằng. Chị Thanh cũng đã nhiều lần tìm mua vải tươi của Việt Nam ở thị trường Nhật mà không thấy…

vai thieu chinh danh sang nhat

Đau đáu với câu chuyện chị Thanh kể, nên khi hay tin Bộ Nông lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản (MAFF) thông báo mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam XK trực tiếp sang Nhật Bản – tôi thấy vui cùng những người nông dân trồng vải.

Nhấc máy điện thoại gọi cho ông Cao Văn Hoàn – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, ông hồ hởi: "Phấn khởi lắm nhà báo à. Nhật Bản đặt ra các tiêu chuẩn rất cao, từ vùng trồng, đóng gói đến xử lý xông hơi, khử trùng… nhưng Lục Ngạn đã sẵn sàng".

Theo ông Cao Văn Hoàn, Lục Ngạn có 218 ha diện tích đất trồng vải đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP (sản lượng khoảng 2.000 tấn vải), nên trước mắt tiếp tục duy trì áp dụng mô hình sản xuất hữu cơ ở các diện tích này. Quy trình, kỹ thuật sản xuất đã được nhiều hộ trồng vải nắm rõ, giờ chỉ điều chỉnh phần đóng gói và xử lý theo đúng quy định về kiểm dịch thực vật của Nhật Bản. Hiện cây vải đang ở giai đoạn ủ hoa, Sở Công Thương Bắc Giang và huyện Lục Ngạn đang bắt đầu chỉ đạo tổ chức sản xuất theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; song song với đó, triển khai xúc tiến hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp XK, giúp bà con đưa trái vải đến với thị trường Nhật Bản được nhiều nhất.

Tôi hiểu niềm vui cũng như sự tự tin của ông Cao Văn Hoàn, bởi thực tế, vải thiều Lục Ngạn đã XK tới 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường có tiêu chuẩn gắt gao như: EU, Nga, Mỹ, Canada... Tuy nhiên, được chấp nhận vào xứ xở Hoa anh đào – một trong những quốc gia có quy định về kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm ngặt nghèo nhất trên thế giới - thì vẫn là một tin vui đặc biệt.

5 năm cho những mùa quả ngọt

Lần theo danh sách các địa phương có vùng trồng vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP ở Lục Ngạn, tôi tìm đến Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Sản xuất và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân tại thôn Kép, xã Hồng Giang. Cả một vùng trồng vải, cây nào cây ấy xanh tươi, xòe tán rộng, lối đi vào các vườn vải được quy hoạch khoa học, sạch sẽ…

Vẫn còn sớm, nhưng anh Phạm Văn Dũng - Giám đốc HTX Hồng Xuân đã đi một vòng thăm vườn vải về. Là HTX sản xuất cây ăn quả đầu tiên của miền Bắc có 12,7 ha diện tích trồng vải được cấp chứng nhận GlobalGAP (năm 2013), nên 18 thành viên của HTX không chỉ vui mà còn rất tự tin chuẩn bị cho những tấn vải đầu tiên XK sang Nhật Bản. Hơn tất cả, sau nhiều năm trồng vải XK, người trồng vải ở Hồng Giang hiểu rằng: Cùng một diện tích, nhưng vải XK cho giá trị cao gấp nhiều lần. Chưa kể, sản lượng ít nhưng giá trị cao sẽ hạn chế những tác động không có lợi từ việc cân đong, vận chuyển, tập trung đông người.

vai thieu chinh danh sang nhat
vai thieu chinh danh sang nhat

"Năm 2011, sau khi được tập huấn, hiểu rõ tác dụng, tác hại của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các thành viên HTX Hồng Xuân bắt đầu áp dụng sản xuất sạch. Ban đầu chưa nghĩ đến XK, đơn giản là làm đúng để bảo vệ mình, bảo vệ người tiêu dùng. Thật may, đây chính là nền tảng để HTX đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, được cấp tem truy xuất nguồn gốc, đến được với hệ thống các siêu thị trong nước, tiếp đó là các thị trường khó tính như: Mỹ, Úc, Pháp…" – anh Dũng chia sẻ.

Với thị trường Nhật Bản, anh Dũng cho rằng, không có gì phải lo ngại vì một số HTX ở Lục Ngạn đã tham gia XK nhiều năm nay, quy trình trồng rất đảm bảo, hoạt động XK cũng đã nắm rõ. Hơn thế, theo kinh nghiệm của anh Dũng, diễn biến thời tiết năm nay cũng tương đối thuận lợi cho cây vải phát triển, đa phần các vườn vải đang xanh, đẹp. "Chúng tôi đã có cả 5 năm để chuẩn bị, nên vấn đề hiện nay mà HTX quan tâm là, mong sớm được tập huấn, thông tin về yêu cầu của Nhật Bản đối với vải XK để triển khai".

Ông Cao Văn Hoàn – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn:
XK sang Nhật Bản rất thuận lợi. Ngoài đường hàng không, có thể sử dụng tàu biển mà vẫn đảm bảo trái vải được tươi ngon, chi phí lại giảm. Những năm trước, mỗi năm cũng có khoảng 5-6 tấn vải thiều Lục Ngạn XK sang Nhật Bản - nhưng là vải đông lạnh, nay XK được vải tươi thì sẽ ngon hơn rất nhiều.
Lan Anh - Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 9, Lễ Công bố dự kiến quý IV/2024.
Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị.
14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

Thời gian đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia “Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên Alibaba.com diễn ra từ 28/11 đến 15/1/2024.
Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Dù đi hơn nửa chặng đường nhưng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam vẫn vướng như “gà mắc tóc”, còn với Cà phê Việt vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003...

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia đã triển khai gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value Pavillion với quy mô lên tới 36 gian hàng.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Hành trình “vươn ra biển lớn”

Hành trình “vươn ra biển lớn”

24 năm kể từ thời điểm DN Việt được chấp thuận OFDI, đến nay đã có những DN tạo lập, khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam 2022-2023

Vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam 2022-2023

Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2023 vinh danh các thương hiệu: Petrovietnam, Viettel, Vietcombank, Vinamilk, BIDV, Agribank...
Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023: Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng

Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023: Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng

Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023 chủ đề “Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng và phát triển bền vững” được tổ chức chiều ngày 6/10, tại Hà Nội.
Quảng bá Chương trình và các sản phẩm Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại châu Âu

Quảng bá Chương trình và các sản phẩm Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại châu Âu

Ngày 30/9/2023 tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 12 diễn ra sự kiện quảng bá Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Thương hiệu quốc gia: Tập trung cho nhận diện thương hiệu địa điểm, chỉ dẫn địa lý

Thương hiệu quốc gia: Tập trung cho nhận diện thương hiệu địa điểm, chỉ dẫn địa lý

Xây dựng thương hiệu vị trí khi được các doanh nghiệp sử dụng, không chỉ làm tăng thêm giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn nâng cao danh tiếng của quốc gia.
Xây dựng thương hiệu quốc gia để nông sản vươn xa

Xây dựng thương hiệu quốc gia để nông sản vươn xa

Việt Nam có nhiều loại nông sản, để nâng cao giá trị xuất khẩu, sức cạnh tranh cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản
Lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Chính phủ giao Bộ Công Thương lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Xét xử phúc thẩm vụ án vi phạm thương hiệu Tôn Phương Nam

Xét xử phúc thẩm vụ án vi phạm thương hiệu Tôn Phương Nam

Ngày 27/4, Phiên tòa phúc thẩm vụ buôn tám cuộn tôn giả nhãn hiệu của Công ty Tôn Phương Nam đã được mở theo kháng cáo của Công ty Tôn Phương Nam.
Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, quản trị, phát triển thương hiệu

Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, quản trị, phát triển thương hiệu

Ngày 20/4/2023, tại Hà Nội sẽ diễn Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh”.
“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt

“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt

Trên thị trường xuất khẩu hiện có không ít sản phẩm nông sản Việt đã có thương hiệu. Đâu là “bí kíp” mà các doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công?
Chọn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để xây dựng thương hiệu cho nông sản

Chọn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để xây dựng thương hiệu cho nông sản

Chỉ riêng mặt hàng gạo, Việt Nam có cả 100 loại giống. Nếu cứ xây dựng thương hiệu quốc gia cho cả 100 loại sẽ không biết chọn loại nào.
Cấp bách xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt

Cấp bách xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt đang trở nên cấp bách hơn bởi chỉ khi có thương hiệu nông sản mới có giá trị và gia tăng nguồn thu cho đất nước.
Thương hiệu Quốc gia: Giá trị hướng đến và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Thương hiệu Quốc gia: Giá trị hướng đến và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã từng bước xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam thông qua các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chất lượng...
Đề xuất mở rộng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Đề xuất mở rộng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

UBND thành phố Đà Lạt vừa có đề xuất về việc mở rộng phạm vi và chủng loại sản phẩm của thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Bài 4: Kỳ vọng “sâm Ngọc Linh - Thương hiệu quốc gia” mở ra hành trình mới

Bài 4: Kỳ vọng “sâm Ngọc Linh - Thương hiệu quốc gia” mở ra hành trình mới

Các bộ, ban ngành, địa phương cần thực hiện tốt chiến lược nuôi trồng và phát triển để biến sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia của Việt Nam.
Bài 2: “Thủ phủ” sâm Ngọc Linh - Nan giải quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Bài 2: “Thủ phủ” sâm Ngọc Linh - Nan giải quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Tỉnh Quảng Nam luôn phải đặt vấn đề an ninh sâm lên hàng đầu để bảo vệ thương hiệu cây sâm Ngọc Linh, cũng như bảo vệ người trồng, người tiêu dùng.
Bài 1: Hành trình từ cây bản địa đến dòng sâm quý Việt Nam

Bài 1: Hành trình từ cây bản địa đến dòng sâm quý Việt Nam

Sau khi phát hiện và nghiên cứu, sâm Ngọc Linh đã thành một loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, là cây tạo ra quốc kế dân sinh một cách bền vững.
Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên xác định xây dựng cây chè trở thành thương hiệu quốc gia, xuất khẩu mạnh đến các thị trường khó tính.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động