Vaccine Covid-19 cho trẻ em dự kiến về Việt Nam "sớm nhất ngày 10/5"
Trong nước 04/04/2022 22:32 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hơn 2,8 triệu trẻ từ 12 - 17 tuổi đã tiêm vaccine phòng Covid-19 Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi |
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ, sau buổi làm việc chiều ngày 3/4/2022 giữa Bộ Y tế với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Tổng Giám đốc Pfizer tại Việt Nam, cả hai đơn vị này đều thống nhất phương án đưa vaccine về Việt Nam trong thời gian nhanh nhất có thể để tiêm cho trẻ em.
“Tuy nhiên chúng tôi muốn nói rằng đây vẫn là dự kiến” - ông Đỗ Xuân Tuyên nói.
Với vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi, đầu tháng 12/2021, Bộ Y tế đã nghiên cứu rà soát trên cơ sở đề nghị của 63 tỉnh, thành phố đã báo cáo đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết mua vaccine tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi theo Điều 26 của Luật Đấu thầu.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên |
Với số lượng lúc đó, Bộ Y tế đề xuất mua 21,9 triệu liều. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành thảo luận đi đến ký kết mua với Pfizer thì có một số tổ chức, quốc gia hỗ trợ Việt Nam về vaccine tiêm cho trẻ em.
Chính vì thế, Bộ Y tế đang có điều chỉnh để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm sao chúng ta vừa mua vaccine bảo đảm tiêm được theo Nghị quyết của Chính phủ, đồng thời tiếp nhận vaccine viện trợ bảo đảm tỉ lệ tiêm theo quy định.
Về vấn đề tiêm cho trẻ em, để tạo đồng thuận thì trước khi triển khai, Bộ Y tế đã làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương, giao Viện Chiến lược của Bộ Y tế tiến hành khảo sát đánh giá tỉ lệ chấp thuận của phụ huynh có trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Tỉ lệ chấp thuận khác nhau, dao động từ 60-80%.
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, kể cả đài truyền hình Trung ương. Đồng thời, Bộ Y tế tập huấn và tổ chức triển khai kỹ thuật tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi để địa phương có thể chủ động khi vaccine về Việt Nam thì triển khai được ngay.
Về vấn đề nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 trong nước, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, ngay từ khi dịch bùng phát, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị và khuyến nghị các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước để nghiên cứu, sản xuất vaccine.
Đối với Nanocovax (do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen nghiên cứu) đã đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, giữa kỳ của giai đoạn 3. Vaccine này đã được Hội đồng đạo đức và Hội đồng tư vấn của Bộ Y tế cấp phép.
Đối với vaccine Covivac do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế nghiên cứu đã được đánh giá kết quả giữa kỳ của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, đang đánh giá ở giai đoạn 2 và hoàn thiện hồ sơ, đề cương để chuẩn bị tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Đối với vaccine ARCT154 đã đánh giá giữa kỳ của giai đoạn 1, giai đoạn 2, đang triển khai ở giai đoạn 3b và đang đánh giá giữa kỳ, thử nghiệm lâm sàng trên 1.000 tình nguyện viên.
Cả 3 "ứng cử viên" này đang thử nghiệm lâm sàng, và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Khi các đơn vị hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng Đạo đức và Hội đồng Tư vấn cấp phép, trên cơ sở đánh giá của hai hội đồng này, nếu đủ điều kiện thì Bộ Y tế sẽ tiến hành cấp phép cho các loại vaccine này.
“Vaccine là sinh phẩm tiêm cho con người nên yêu cầu đánh giá mức độ an toàn rất cao”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII
Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Giám sát tới cùng các lời hứa, cam kết

Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện

Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023

Dấu ấn của Công đoàn ngành Công Thương tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Hôm nay (2/12) diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Công đoàn Công Thương Việt Nam đề xuất tới Đại hội 4 vấn đề về công tác đối ngoại

Thái Bình: Khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Thủ tướng chính thức dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28

Hàng triệu đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số báo chí, xuất bản – Lý luận và thực tiễn

Giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Nồng độ cồn bằng 0: Các cơ quan báo chí tuyên truyền để thay đổi nhận thức, người dân ủng hộ

Quốc hội đang xin ý kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào tháng 1/2024

Chủ tịch Quốc hội: Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng tích cực hơn

Hình thành chuỗi liên kết ngành, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thông qua 7 Luật và 9 Nghị quyết

Đâu là nguyên nhân khiến CPI tháng 11/2023 tăng 0,25%?
