Chủ nhật 27/04/2025 13:37

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 9

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thẩm tra việc phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Ngày 5/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 9 để thẩm tra Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Uỷ ban Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 9

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cho biết, kể từ khi thực hiện Hiến pháp 2013, Ủy ban Đối ngoại đã tiến hành thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về việc phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Đồng thời, từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm tra đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

"Thời gian qua, Ủy ban Đối ngoại đã có nhiều đổi mới công tác thẩm tra đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ, góp phần xây dựng nền ngoại giao Việt Nam chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại" - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nêu.

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; nghe các nhân sự được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ở nước ngoài trình bày Kế hoạch công tác nhiệm kỳ.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về hồ sơ trình phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ, tiêu chuẩn bổ nhiệm Đại sứ, định hướng công tác và chương trình hành động của các nhân sự tiến cử Đại sứ.

Các đại biểu cho rằng, hai nhân sự được tiến cử Đại sứ đều phù hợp với địa bàn tiến cử; có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dày dạn trong công tác đối ngoại, đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam với nước được tiến cử; có sự am hiểu sâu sắc về địa bàn và có khả năng quản lý, điều hành và sử dụng thành thạo ngoại ngữ nước tiếp nhận.

Tại phiên họp, Ủy ban Đối ngoại nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài tại phiên họp tháng 8 sắp tới.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào