Chủ nhật 11/05/2025 01:21

Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại như thế nào đối với sức khỏe?

Uống nước lá tía tô thường xuyên mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến.

Tía tô là loài thực vật có tên khoa học là Perilla frutescens var. crispa. Đây là loài cây có thể sống quanh năm, dễ trồng, mọc xung quanh nơi chúng ta sinh sống. Tía tô là loài thân thảo, có vị hơi cay nồng, rễ có màu trắng. Nó thích hợp với nhiều loại đất, ưa ánh sáng và độ ẩm.

Uống nước lá tía tô thường xuyên mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Những tác dụng của nước lá tía tô với sức khỏe

Chống ngộ độc thức ăn: Đây là tác dụng của nước lá tía tô được người dân Việt Nam sử dụng nhiều trong sinh hoạt thường ngày. Từ ngộ độc rau củ quả cho đến ngộ độc hải sản hoàn toàn có thể uống nước lá tía tô để bài trừ đi phần nào độc tố trong cơ thể. Ngoài việc uống nước ép, bạn cũng có thể cho lá tía tô vào nấu cháo hoặc canh để giải độc cũng rất hiệu quả.

Chống oxy hóa cho cơ thể: Nhờ vào gốc Aldehyde có trong tía tô, đây là gốc có khả năng chống lại sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra khi cơ thể đang bị thương.

Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa: Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khắp cơ thể không hề hiếm gặp, việc chữa trị khỏi tận gốc chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn. Để có thể giúp cho việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể sử dụng nước tía tô để uống, đồng thời lấy bã lá đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Điều này sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy của bạn giảm đáng kể.

Tác dụng chữa bệnh xương khớp và gout bằng lá tía tô: Tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout. Ngoài ra, uống nước lá tía tô sẽ giúp giảm đau và giảm đáng kể các triệu chứng nguy hiểm do bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như một số bệnh xương khớp khác gây ra cho cơ thể bạn.

Điều trị các chứng bệnh về dạ dày: 2 hoạt chất có tên là glucosamine và tanin có trong tía tô có tác dụng chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương và liền sẹo khi bạn gặp tổn thương về dạ dày.

Khả năng điều trị hen suyễn: Đây là kết quả của một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Họ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Chỉ sau vài tuần uống nước lá tía tô, vấn đề về hen suyễn đã suy giảm đáng kể trên những bệnh nhân tham gia điều trị.

Hỗ trợ chống lại dị ứng và viêm nhiễm: Nhờ vào các hoạt chất có lợi có trong nước lá tía tô như Quercetin, Perilla, Luteolin, Acid Rosmarinic... sẽ giúp ngăn chặn cực kỳ hiệu quả tình trạng dị ứng và viêm nhiễm đang xảy ra trong cơ thể của bạn.

Giúp phụ nữ ăn kiêng tốt hơn: Tinh dầu của tía tô có chứa Alpha linolenat cực kỳ tốt cho sức khỏe, nó giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu. Từ đó hỗ trợ các chị em giảm cân đáng kể và bảo vệ cho hệ tim mạch.

Tác dụng của lá tía tô với da: Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong làm đẹp cho các chị em. Ngoài việc lá tía tô đắp mặt hoặc có thể dùng xông mặt ra, việc uống nước lá tía tô sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và giúp làn da đẹp hơn, ngăn ngừa mụn.

Tác hại của lá tía tô nếu dùng quá nhiều

Uống nước lá tía tô quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm cho huyết áp tăng cao và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

Việc tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ đang mang thai và trẻ em khi uống nhiều nước tía tô.

Những người bị dị ứng với thành phần trong lá tía tô nếu uống nhiều cũng sẽ gây ra các phản ứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, việc uống nhiều quá mức cũng sẽ làm đầy bụng và táo bón.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe