Ứng dụng và phát triển công nghệ hydrogen trong chuyển đổi năng lượng xanh
An ninh năng lượng 03/03/2023 14:26 Theo dõi Congthuong.vn trên
Phát triển hydro xanh: Giải pháp quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng Tiềm năng ứng dụng công nghệ hydrogen trong việc chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam |
Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh, sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững. Thời gian qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với các định hướng chiến lược theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị cũng như các cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Các nhà máy nhiệt điện than, khí sẽ chuyển dần sang dùng biomass, amoniac hoặc hydrogen khi các công nghệ đã được kiểm chứng và thương mại hóa. Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh phát triển nguồn điện gió, điện mặt trời, ưu tiên phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo cấp điện trực tiếp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và dân sinh (ưu tiên sản xuất hydrogen, amoniac xanh, hóa chất…), các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, điện sinh khối, điện chất thải rắn và năng lượng tái tạo khác.
Đến nay, Việt Nam đạt được kết quả nhất định trong việc gia tăng tỷ lệ nguồn điện tái tạo trong cơ cấu công suất hệ thống điện, đồng thời có kế hoạch phát triển các nguồn điện ít phát thải hơn và chuyển đổi nhiên liệu trong gian tới. Hydrogen là một trong những nguồn nhiên liệu thay thế sạch nhất khi được sản xuất ra từ năng lượng gió và mặt trời nên đây được coi là công nghệ hàng đầu trong các nỗ lực giảm khí thải cacbon trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay tại Việt Nam có 2 vùng tiềm năng nhất sản xuất hydro xanh là vùng duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nam Bộ.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ trong việc chuyển đổi năng lượng xanh hydrogen, đồng thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ sản xuất, sử dụng, lưu trữ và vận chuyển nhằm hình thành chuỗi cung ứng hydrogen xanh, ngày 7/3, tại thành phố Đà Nẵng, Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức Hội thảo “Ứng dụng và phát triển công nghệ Hydrogen trong việc chuyển đổi năng lượng xanh” với 2 hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến
Hội thảo sẽ có tham dự của Đại diện Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC), Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các Sở Công Thương, Sở Khoa học & Công nghệ, các chuyên gia, giảng viên Trường Đại học và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng, dầu khí, điện tái tạo,… Dự kiến, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam – Đỗ Thắng Hải sẽ dự và phát biểu khai mạc hội thảo.
Thông qua việc đánh giá tổng thể việc sản xuất hydro xanh từ các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các tiềm năng sử dụng hydro xanh ở Việt Nam; các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư và chuyên gia…, Hội thảo kỳ vọng sẽ có thêm được góc nhìn tổng thể về vai trò của hydro xanh, giúp cho quá trình xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả, từ đó hỗ trợ phát triển ứng dụng, sản xuất hydro xanh cho mục đích giảm phát thải khí nhà kính và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tập huấn “Người tiêu dùng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”

Thanh niên Bộ Công Thương hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống
Tin cùng chuyên mục

An ninh năng lượng nhìn từ giá xăng dầu

Ngành Năng lượng Việt Nam 2022: Thành quả từ sự tự chủ, linh hoạt thích ứng

Longform | Xung đột Nga – Ukraine một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng

Giải quyết an ninh năng lượng bằng số hóa kết hợp điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo

APEC phấn đấu giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng đến năm 2035

Đối thoại quốc gia về chuyển dịch năng lượng bền vững

Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tiết kiệm năng lượng

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực: Rà soát 54 dự án điện trọng điểm, không để thiếu điện

Đàm phán giá mua điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Trách nhiệm thuộc về EVN

Chiều 19/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về dự thảo Quy hoạch điện VIII

Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch điện VIII

EVN góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào

Diễn đàn Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

PVN đề xuất xây dựng tổ hợp lọc hoá dầu và kho dự trữ dầu gần 19 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân

Bức tranh toàn cảnh điện hạt nhân thế giới hiện nay ra sao?

Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân: Bài 1: Xu hướng điện hạt nhân toàn cầu

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững
