Nghiên cứu và đề xuất các cơ chế chính sách nhập và phân phối LNG PV Power tổ chức Hội thảo "Đánh giá công nghệ nhà máy điện sử dụng nhiên liệu LNG" |
Hội thảo với quy mô khoảng 200 - 250 khách mời đến từ các Bộ, ngành liên quan như: Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp; Tập đoàn, Tổng công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp FDI, sản xuất năng lượng. Bên cạnh đó cũng có sự tham gia của các tổ chức nghiên cứu quốc tế biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn…
Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Tào Khánh Hưng- Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng thông tin: Đây là hội thảo chuyên sâu nhằm đưa ra những phân tích, nhận định đa chiều, khách quan về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chuyển đổi năng lượng sạch. Cung cấp kiến thức cho doanh nghiệp về ứng dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) trong khu đô thị, nhà máy sản xuất điện, khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, tổng hợp các giải pháp đột phá từ nhà quản lý, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp... về sử dụng dữ liệu phát thải, phương háp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, xây dựng lộ trình chuyển đổi năng lượng sạch cho doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng và cơ sở hạ tầng...
Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp: Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính” |
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, LNG là loại khí thiên nhiên có độ tin cậy cao, an toàn cho con người và môi trường; đây được coi là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất. Với các tài liệu đã được công bố trước đó từ một số cơ quan quản lý năng lượng uy tín thì trữ lượng LNG trên thế giới còn dồi dào, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lâu dài của nhân loại.
Một số ứng dụng phổ biến nhất của LNG trong đời sống, sản xuất là làm nhiên liệu: Thay thế cho than đá trong buồng đốt tại nhiều nhà máy nhiệt điện; hệ thống sưởi ấm, hệ thống sấy khô trong các khu dân cư và xưởng sản xuất thực phẩm; thay thế cho xăng, dầu diesel; trong các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất gạch, gốm sứ...
Chính phủ và các cơ quan quản lý năng lượng tại Việt Nam cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của LNG đối với việc phát triển kinh tế trong nhiều năm tới. Theo quy hoạch điện VIII, các nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG sẽ được đầu tư xây dựng liên tục trong giai đoạn 2025 - 2030. Bên cạnh đó, các dự án nhiệt điện sử dụng than đá trên toàn quốc đã không được xem xét phát triển và được yêu cầu thay thế bằng LNG thân thiện với môi trường.